Trong quá trình truyền máu, các thành phần thông thường nhất của máu được truyền là huyết tương, tiểu cầu hoặc hồng cầu. Điều rất quan trọng và bắt buộc là phải có sự phù hợp loại máu của người hiến và người nhận truyền máu, vì phản ứng truyền máu có thể xảy ra trong quá trình truyền máu. Mặc dù hiếm xảy ra, nhưng những phản ứng này có thể dẫn đến các tác hại trên nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các nguy cơ chính của truyền máu
Phản ứng sốt
Người bệnh phát sốt một cách bất ngờ trong vòng 24 giờ hoặc trong khi truyền máu. Sốt có thể kèm các triệu chứng đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn hoặc cảm giác khó chịu. Phản ứng sốt thường là do đáp ứng của cơ thể đối với các bạch cầu có trong máu hiến. Những phản ứng này phổ biến hơn ở những người đã từng được truyền máu trước đây hoặc ở những phụ nữ có thai nhiều lần.
Các tổn thương phổi cấp tính
Mặc dù tổn thương phổi cấp tính do truyền máu hiếm khi xảy ra, nhưng đó là một trong những nguy cơ truyền máu nghiêm trọng.
Phản ứng này thường bắt đầu trong vòng 1-2 giờ sau khi truyền, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau 6 giờ truyền máu. Triệu chứng chính là khó thở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương phổi cấp tính do truyền máu trong quá trình truyền máu, nên ngừng truyền máu và can thiệp cấp cứu ngay.
Truyền máu có thể xảy ra các phản ứng bất lợi dù hiếm gặp.
Phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính
Mặc dù rất hiếm gặp, đây cũng là một trong những nguy cơ nghiêm trọng. Phản ứng xảy ra khi máu của người hiến và người nhận không phù hợp. Các tế bào hồng cầu của máu được truyền sẽ bị tấn công bởi các kháng thể trong máu của người nhận làm hồng cầu vỡ ra và giải phóng các sản phẩm độc hại vào máu của người nhận máu.
Các triệu chứng thông thường của phản ứng này là sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau ngực và đau thắt lưng. Thận có thể bị hư hại nặng và cần chạy thận nhân tạo cấp cứu. Tử vong có thể xảy ra do phản ứng tan máu nếu không ngừng truyền máu ngay lập tức.
Phản ứng tan máu miễn dịch chậm
Trong loại phản ứng này, cơ thể bệnh nhân tấn công các kháng nguyên, trừ các kháng nguyên ABO, có mặt trên các tế bào máu truyền vào, những tế bào này bị tiêu hủy vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi truyền máu.
Thông thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu truyền và dẫn đến sự giảm số lượng hồng cầu ở bệnh nhân. Hiếm khi, thận có thể bị ảnh hưởng và có thể cần điều trị. Loại phản ứng này thường xảy ra ở những người đã từng truyền máu trong quá khứ. Trong trường hợp này, truyền máu không được chứa kháng nguyên mà đã bị tấn công bởi cơ thể.
Phản ứng mảnh ghép chống lại vật chủ
Loại phản ứng này xảy ra trong quá trình truyền máu ở bệnh nhân có hệ miễn dịch rất yếu. Các tế bào bạch cầu có trong máu truyền sẽ tấn công các tế bào của bệnh nhân. Phản ứng này phổ biến hơn khi truyền máu được lấy từ người họ hàng hoặc người có cùng kiểu tổ chức mô như bệnh nhân.
Nếu các bạch cầu trong máu được truyền không bị hệ thống miễn dịch của người bệnh nhận ra, chúng sẽ sống sót và sau đó có thể tấn công các mô cơ thể của bệnh nhân. Các triệu chứng như rối loạn chức năng gan, sốt, nổi ban và đi phân lỏng có thể xảy ra trong một tháng truyền máu.
Nhiễm trùng
Một số vi trùng lây nhiễm như HIV có thể tồn tại trong máu được truyền máu và có thể lây nhiễm cho bệnh nhân đang được truyền máu. Vì sự an toàn của máu, máu hiến tặng bây giờ được kiểm tra cẩn thận bởi các ngân hàng máu. Nguy cơ lây nhiễm virus trong khi truyền máu là rất thấp.
Nguy cơ lây nhiễm HIV chỉ khoảng 1/2 triệu người truyền máu, đối với bệnh viêm gan B chỉ khoảng 1 trên 205.000 người và đối với viêm gan C là 1/2 triệu người. Máu có thể bị nhiễm bẩn bởi một lượng nhỏ vi khuẩn trên da trong khi hiến máu. Điều này có thể gây bệnh nặng ở bệnh nhân vài phút hoặc nhiều giờ sau khi bắt đầu truyền máu.
Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng cũng là một trong những nguy cơ truyền máu. Một số bệnh nhân có thể phát triển phản ứng dị ứng với máu truyền trong quá trình truyền máu. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay cả khi máu truyền loại máu đúng. Các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ và bao gồm đau ngực, đau lưng, hồi hộp, khó thở, huyết áp thấp, nhịp nhanh, ớn lạnh, sốt, da ướt, đỏ bừng và buồn nôn. Việc truyền máu phải được dừng ngay lập tức nếu thấy phản ứng dị ứng.
Quá tải chất lỏng
Đôi khi, một lượng lớn máu được truyền trong một thời gian ngắn và cơ thể không thể chuyển tải kịp thời. Loại phản ứng này được gọi là quá tải chất lỏng. Nó xảy ra phổ biến hơn ở bệnh nhân cao tuổi, ở những người yếu ớt hoặc bị bệnh nặng (như bệnh tim) hoặc ở những bệnh nhân có trọng lượng cơ thể thấp. Hậu quả có thể dẫn tới suy tim hoặc khó thở...
Quá tải chất sắt
Một trong nguy cơ sau cùng của truyền máu là tình trạng quá tải sắt. Số lượng lớn chất sắt có thể tích tụ trong máu nếu bạn truyền máu quá nhiều. Bệnh nhân bị các chứng rối loạn về máu như Thalassemia hoặc những người cần nhiều lần truyền máu có nguy cơ bị quá tải sắt. Dẫn tới gan, tim và các bộ phận khác của cơ thể có thể bị tổn thương.