Một nụ cười đẹp với hàm răng trắng, chắc khoẻ và là ưu thế vượt trội trong quan hệ xã hội và giao tiếp... Ngày nay, với kỹ thuật mới, bác sĩ không chỉ giúp điều chỉnh răng, sắp xếp các răng đều đặn, mà còn cải thiện nét thẩm mỹ, tạo cho khuôn mặt bạn có sự hài hòa và một nụ cười đẹp đồng thời còn mang lại nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả về các vấn đề răng miệng.
Các hoại hình chỉnh nha
Thẩm mỹ răng sứ: Thẩm mỹ răng sứ đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn, là phương pháp mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu trong những trường hợp răng mẻ, gãy, nhiễm màu nặng. Đây là phương pháp mà các bác sĩ sẽ sử dụng răng sứ thay thế có tính thẩm mỹ cao để chụp lên phần răng bị mẻ, ố vàng… giúp hàm răng đều đặn, sáng màu và đẹp hơn. Ưu điểm thẩm mỹ răng sứ đem lại vẻ thẩm mỹ giống như răng thật. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau, thoải mái như răng thật. Bảo vệ răng thật vững chắc, đặc biệt đối với những răng đã chết tủy (không còn được máu nuôi dưỡng trực tiếp, răng trở nên giòn, dễ vỡ và tuổi thọ thấp). Phục hồi khớp cắn, ăn nhai tốt hơn. Chất liệu làm răng sứ chịu được lực nhai lớn nên thời gian sử dung lâu dài.
Chỉnh nha cố định
Khi nhắc đến chỉnh nha - niềng răng, nhiều người vẫn nghĩ kỹ thuật này chỉ dành cho trẻ em và thiếu niên. Tuy vậy, thực tế là ngày càng có nhiều bệnh nhân trưởng thành đến bác sĩ nha khoa để chỉnh nha. Vì vậy, không bao giờ là quá muộn để có được một hàm răng tốt, khỏe mạnh và một nụ cười đẹp.
Khám và tư vấn răng miệng.
Chỉnh nha (niềng răng) được chỉ định cho bệnh nhân răng hô, móm, khấp khểnh, răng thưa... Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn: khớp cắn hở, cắn chéo, cắn sâu, cắn đối đỉnh... Một số trường hợp bệnh nhân thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng hoặc răng mọc ngầm, bác sĩ chỉ định niềng răng để khắc phục. Đây là phương pháp điều chỉnh răng và khớp cắn dựa trên sự di chuyển của răng và thích nghi của xương hàm theo từng lộ trình được tính toán kỹ lưỡng, răng dịch chuyển tới đâu, xương hàm ổn định tới đó. Ngoài ra, không có tác động nào khác, nếu kết hợp chăm sóc răng miệng đảm bảo thì sau chỉnh nha, răng vẫn chắc khỏe bình thường. Để chỉnh nha thành công, người chỉnh hình có khá nhiều sự lựa chọn về khí cụ niềng răng. Có nhiều loại mắc cài niềng răng như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ... Tùy từng trường hợp cá nhân mà các bác sĩ có thể tư vấn giúp bệnh nhân lựa chọn cho phù hợp.
Gắn đá vào răng
Trong nha khoa, kỹ thuật gắn đá vào răng được đánh giá là khá dễ dàng và thường chỉ kéo dài trong vòng 15 - 20 phút. Theo đó, đầu tiên bác sĩ sẽ xem xét kích cỡ của viên đá, gây tê rồi khoan một lỗ trên bề mặt răng sao cho vừa kích cỡ của viên kim cương; sau đó chiếu đèn halogen và dùng loại keo đặc biệt của nha khoa để gắn hạt kim cương lên, giữ chặt trong vài phút. Ngoài cách gắn trực tiếp lên răng, một số người muốn bọc răng sứ rồi mới gắn kim cương lên nhằm tránh tạo ra tì vết cho răng thật hoặc dùng phương pháp bọc composite hay sứ ra ngoài để tránh sâu răng. Kỹ thuật đính đá vào răng không quá phức tạp, tuy nhiên, khi thực hiện lại phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác nếu không sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Nếu sử dụng đá trong nha khoa có đáy phẳng thì hoàn toàn không gây hại gì cho răng. Một số loại đá được rao bán trên thị trường không kết hợp tốt với thuốc gắn bằng loại chuyên dụng trong nha khoa nên thường dễ sứt hơn đá dùng trong nha khoa. Do đó, tốt nhất nên chọn loại đá nha khoa để tránh làm ảnh hưởng tới mô răng và kết hợp tốt với thuốc gắn. Độ bền của đá gắn trên răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí gắn, loại đá gắn, cách chăm sóc răng miệng tại nhà và thói quen ăn uống… Để đảm bảo đá đính trên răng được sáng, bền, không rơi rụng, người gắn đá lên răng phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiêng những món ăn quá cứng như xương, kiêng uống cà phê, các loại rượu màu; khi đánh răng, phải thận trọng không để va chạm mạnh.
Tẩy trắng răng
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao, ngành nha khoa đã có thể giúp sửa chữa những khiếm khuyết của hàm răng nhiễm màu bằng phương pháp làm trắng răng. Nhiều người sử dụng tẩy trắng răng như một phương pháp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả. Tẩy trắng răng là quá trình làm màu răng trắng sáng hơn. Người ta dùng hóa chất để làm răng trắng ra bằng phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng để răng có được màu trắng như khi chưa bị nhiễm màu.
Có rất nhiều phương pháp làm trắng răng: dùng thực phẩm tự nhiên làm trắng răng, kem đánh răng có chất làm trắng, gel làm trắng, miếng dán làm trắng, nước súc miệng, máng tẩy trắng cá nhân và tẩy trắng tại phòng khám dưới sự kiểm soát của nha sĩ. Hai phương pháp phổ biến là đeo máng tẩy tại nhà và tẩy trắng tại phòng khám. Nguyên lý chung để tẩy màu: các phân tử màu trong răng có cấu tạo vòng 6 cạnh, dùng hoạt chất tẩy trắng phá vỡ cấu tạo phân tử màu, 2 hoạt chất phổ biến trong nha khoa là carbamide peroxide và hydrogen peroxide.
Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên, kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng. Một số trường hợp cần trì hoãn hoặc thận trọng khi điều trị. Các trường hợp thuận lợi là nhiễm màu ngoại lai do thực phẩm, răng có màu vàng, thường đáp ứng tốt với các phương pháp tẩy trắng đơn giản.
Các trường hợp tẩy trắng ít hiệu quả: nhiễm màu tetracycline độ 3,4; nhiễm màu fluorosis. Trong nhiễm màu tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím, khi răng có màu xám, tím thì tẩy trắng ít hiệu quả; Răng tụt lợi: với răng tụt lợi hở chân răng, tẩy trắng không làm chân răng trắng hơn mà còn gây ê buốt kích thích tuỷ.
Các trường hợp thận trọng khi tẩy trắng: Bệnh nhân dị ứng với thuốc tẩy, ngừng ngay liệu trình; Phụ nữ mang thai và cho con bú; Trẻ em dưới 16 tuổi không được tẩy trắng do dễ kích ứng tuỷ; Viêm lợi, hở cổ-chân răng, mòn răng cơ học lộ ngà răng.