Để không bị rạch tầng sinh môn, những điều mẹ nhất định phải nhớ

16-07-2018 09:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Rạch tầng sinh môn là vấn đề khiến nhiều mẹ sinh thường lo lắng. Đây là thủ thuật quan trọng để mở rộng âm đạo và âm hộ giúp thai nhi lọt ra dễ dàng, phòng ngừa tình trạng rách tầng sinh môn. Tuy nhiên, việc rạch và khâu tầng sinh môn thực sự là một nổi ám ảnh của chị em. Phải làm sao để hạn chế tối đa việc rạch tầng sinh môn? Mẹ cần phải tìm hiểu ngay những thông tin sau đây.

Cơn đau sau khi rạch tầng sinh môn còn khiến mẹ ám ảnh hơn là cơn đau đẻ.(ảnh minh họa)

Rạch tầng sinh môn - Nỗi lo thường ngày ở huyện” của mẹ sinh thường

Cắt tầng sinh môn là một thủ thuật được thực hiện khi sinh đẻ, giúp cửa âm đạo mở lớn hơn. Thực tế đầu của trẻ sơ sinh khi đẩy mạnh vào đáy chậu dễ gây nguy cơ rách tầng sinh môn, nhất là tầng sinh môn còn khá vững chắc ở những bà mẹ sinh con đầu lòng. Lúc này, bác sĩ, hay nữ hộ sinh sẽ thực hiện một vết cắt ở tầng sinh môn khoảng 2 - 4 cm, mở rộng âm hộ và âm đạo cùng với động tác rặn đẻ của sản phụ khi có cơn co bóp tử cung giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng.

Chị Phương H. đang mang thai bé thứ 2 ở tuần thứ 20 chia sẻ: Cứ mỗi lần nói đến sinh đẻ là mình ám ảnh chuyện rạch tầng sinh môn. Lúc rạch thì do cơn đau đẻ nên mình cảm nhận không rõ ràng nhưng sau đó đi vệ sinh hay đứng lên ngồi xuống... thì đau đến lặng người. Cả tuần liền mình chỉ bò chứ ko đi được. Nghĩ đến mình vẫn khiếp vía."

Chị Mai A. mới sinh con đầu lòng mà đã sợ hãi: “Nghe mọi người nói về việc rạch tầng sinh môn mà em hãi quá. Rồi còn bị khâu sống, rồi đi vệ sinh buốt tận tim gan, tính mình thì lại sợ đau. Đúng là không biét phải làm thế nào.”

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật giúp mở rộng âm đạo và âm hộ để thai ra ngoài dễ hơn.( Ảnh minh họa)

Để không còn bị rạch tầng sinh môn sau sinh

Việc rạch tầng sinh môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế được việc phải dùng đến thủ thuật này:

Bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnh trong thai kỳ

Trong thời gian bầu bí, hãy chú ý bổ sung chất béo lành mạnh. Vì da sẽ được cung cấp thêm thêm độ đàn hồi, độ ẩm, từ đó mà giúp mẹ ít nguy cơ bị rạch tầng sinh môn.

Những chất béo lành mạnh sẽ giúp mẹ tăng cường sự dẻo dai các cơ, từ đó giúp việc sinh thường dễ dàng.

Massage vùng chậu nhẹ nhàng

Massage vùng chậu nhẹ nhàng là cách tuyệt vời để mẹ bầu tăng độ đàn hồi vùng chậu. Việc này mẹ cần thực hiện trước ngày dự sinh 6-8 tuần một thường xuyên, kiên trì 5 - 10 phút mỗi ngày.

Thực hiện bài tập Kegel

Các bài tập Kegel thực sự là một bài tập tuyệt vời không chỉ sau sinh mà còn có thể thực hiện khi đang bầu bí để tăng khả năng siết chặt và thư giãn của vùng kín, từ đó mà giúp cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Đi bộ nhẹ nhàng trong thai kỳ

Đi bộ nhẹ nhàng giúp em bé dễ lọt xuống vùng sàn chậu, từ đó mà em bé chào đời dễ dàng hơn khi mẹ “vượt cạn”.

Đi bộ nhẹ nhàng là cách để thai nhi lọt xuống vùng sàn chậu, vì thế mà hỗ trợ sinh thường hiệu quả.( Ảnh minh họa)

Để có một thai kỳ an toàn, và một cuộc “vượt cạn” diễn ra thành công, an toàn nhất, và dễ chịu nhất, việc chọn một cơ sở y tế uy tín để khám thai và sinh con là rất quan trọng. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các bác sĩ đã nghiên cứu xây dựng và cho ra gói “Thai sản trọn gói”, giúp mẹ bầu theo dõi toàn diện thai kỳ, trước sinh và sau sinh.

Chọn bệnh viện uy tín để khám thai và sinh con giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và đặc biệt là thực sự dễ chịu.

Tại đây, mẹ được bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi phù hợp để cuộc sinh thường diễn ra an toàn nhất; lựa chọn phương pháp sinh, xử trí các vấn đề khi sinh nhanh chóng, an toàn; chăm sóc cho mẹ sau sinh một cách chu đáo, tận tình. Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.97.0909 - Tổng đài: 1900.55.88.96

Email: contact@thucuchospital.vn

Website: http://benhvienthucuc.vn/


Ý kiến của bạn