Hà Nội

Dễ đột quỵ, trúng gió khi tập thể dục vì những sai lầm này

05-03-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Không thể phủ nhận việc tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tập sai cách, không đúng thời điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường đối với sức khỏe, nhất là người trên 50 tuổi và thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao.

Hàng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người, nhất là người cao tuổi mặc quần áo mỏng manh đi tập thể dục buổi sáng sớm ở các công viên, vườn hoa. Việc tập thể dục quá sớm có thể khiến người tập gặp lạnh đột ngột, dễ bị cảm lạnh nhất là trong thời tiết mùa đông.

Những sai lầm thường gặp tăng nguy cơ bệnh đột quỵ, trúng gió do tập thể dục là gì?

Đặc biệt, thời điểm xuân hè giao mùa vẫn còn lạnh về sáng sớm và chiều. Việc tiếp xúc lạnh đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não có thể bị co, tắc nghẽn gây thiếu oxy và chất dinh dưỡng lên não dẫn đến đột quỵ.

Thực tế đã có không ít trường hợp bị cảm lạnh, trúng gió, đau tim, thậm chí đột quỵ vì hạ thân nhiệt đột ngột do tập thể dục không khoa học vào buổi sáng sớm.

Bên cạnh đó, huyết áp của chúng ta thường tăng vào sáng sớm, nếu gặp thời tiết quá lạnh cũng sẽ dễ xảy ra tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người, nhất là với những người có tiền sử huyết áp cao, người có huyết áp tăng giảm không đều, những người thể trạng yếu…

Ngoài ra, với những người có tiền sử bị đau nhức xương khớp, thời điểm sáng sớm cũng là lúc các khớp, cơ, dây chằng bị căng cứng do tạm dừng hoạt động cả đêm. Vì vậy, nếu không có quá trình khởi động hợp lý trước khi ra ngoài tập thể dục, rất dễ bị tái phát các cơn đau, khiến việc đi lại, vận động càng khó khăn hơn.

image001

Khi đã qua tuổi 50, cần chú ý ngay các yếu tố sức khỏe liên quan đến đột quỵ và tập luyện thể thao đúng cách, vừa sức.

Bạn nên xem thêm: Những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng

Làm sao để giảm nguy cơ đột quỵ, trúng gió khi tập thể dục?

Để không gặp tình trạng “gậy ông đập lưng ông” khi tập thể dục buổi sáng ngày lạnh, mọi người cần tuân thủ những điều sau:

- Lùi thời gian tập muộn hơn so với mùa hè. Tức là đợi trời sáng hẳn, bớt sương mới nên ra ngoài tập. Trên thực tế, tập quá sớm khi vẫn còn sương mù là nguyên nhân hàng đầu gây cảm lạnh, nhất là đối với người có sức đề kháng kém.

- Tập các thao tác khởi động từ trong nhà cho cơ thể ấm lên trước khi đi ra ngoài.

- Nên mở hé cửa chính hoặc cửa sổ để cơ thể thích nghi trước với nhiệt độ thấp ở ngoài trời. Không nên đang từ phòng kín đột ngột đi ra ngoài luôn, dễ bị sốc nhiệt.

- Không mặc áo quá dày hoặc quá mỏng khi tập thể dục. Tốt nhất nên mặc thành nhiều lớp. Khi nào thấy cơ thể ấm lên, toát mồ hôi, có thể cởi bỏ một vài lớp áo mỏng ra ngoài.

- Tập các bài thể dục vừa với sức của mình. Không tập quá lâu gây mất sức. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, cần trở về nhà để lau khô và thay quần áo. Tránh việc mồ hôi ra ướt áo cộng với thời tiết lạnh, dễ bị cảm.

- Vào những ngày lạnh kèm mưa phùn, nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng trong nhà như yoga; đi bộ... vẫn đem lại hiệu quả.

Tư vấn về tập thể dục đúng cách, TS.BS Trần Chí Cường: “Nên tập vận động khoảng 30 phút là tối thiểu, tập đủ nặng để ra mồ hôi, nhịp tim thay đổi chứ không phải tập “thụ động”, chẳng hạn như ngồi tại văn phòng lắc tay, xoa đầu một chút thì không phải là tập. Tập khoảng 30 phút, khi cơ thể thấy mệt thì nên nghỉ là tốt nhất.”

Lưu ý: Không tắm ngay nước nóng khi tập thể dục, bởi lẽ, sau khi tập thể dục, các mạch máu dưới da giãn nở, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các lỗ chân lông giãn to hơn, tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Nếu tắm nước nóng ngay sẽ làm tuần hoàn máu trong các cơ bắp và dưới da tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ cho các cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, trường hợp nặng có thể gây đau tim, nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất nên chờ khoảng 20 phút, khi thân nhiệt ổn định trở lại, mồ hôi ráo, nhịp tim và hơi thở điều hòa, lau khô người rồi hãy đi tắm.

image003

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân” ngoài 50 tuổi cảnh báo đột quỵ.

Bạn nên xem thêm: Bản thân có thuộc nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao hơn - hãy tìm hiểu sớm!

Làm cách nào để đột quỵ tránh xa?

Tư vấn về tập thể dục đúng cách, TS.BS Trần Chí Cường: “Đột quỵ có 20% là xảy ra đột ngột và có đến 80% là xuất hiện triệu chứng báo trước. Nhưng những dấu hiệu này thường ít được cộng đồng quan tâm. Theo kinh nghiệm của tôi, người bệnh bị nghẽn mạch máu não lúc đến bệnh viện, khi bác sĩ hỏi bệnh sử thì 80% đều nói có xuất hiện các triệu chứng. Đó là dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua.”

“Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân” là tín hiệu cảnh báo mà cơ thể phát đi thay cho lời cầu cứu. Nếu bạn bỗng gặp những dấu hiệu này, cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và áp dụng biện pháp dự phòng đột quỵ càng sớm càng tốt..

Nếu bạn trên 50 tuổi, hệ mạch máu bước vào giai đoạn lão hóa nên cần thay đổi càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cao, rất cao thành thấp. Dự phòng và xử lý sớm có thể làm giảm 80% nguy cơ trở nặng thành đột quỵ. Còn bỏ qua dấu hiệu này, bạn khiến những cơn đột quỵ đến gần hơn.

Đột quỵ được xử lý tái thông mạch máu bằng thuốc hoặc dụng cụ. Còn dự phòng có thể bổ sung sản phẩm chứa enzym Nattokinase ngăn ngừa cục máu đông, Men gạo đỏ (Red Rice) từ thiên nhiên để phòng ngừa đột quỵ.

● Hoạt chất nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.

● Men gạo đỏ (Red Rice) thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ .

Tại Nhật Bản, các sản phẩm "2 trong 1" chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông rất được người trên 50 tuổi nước này ưa chuộng. Trong nước, bộ sản phẩm của DHG pharma được tin dùng 9 năm qua hiện là bộ sản phẩm đã được JNKA cấp dấu chứng nhận đảm bảo cho đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.

NATTOENZYM

Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông

Sản phẩm NattoEnzym có 3 phiên bản: NattoEnzym hàm lượng 670FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.
 image005

Cả 3 phiên bản đều có dấu xác nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.

NattoEnzym dùng hiệu quả cao cho người bị huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và người có nguy cơ bị huyết khối.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Xem thêm tại: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/

Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.

Giấy phép quảng cáo số 2097/2020/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 


Ý kiến của bạn