Để con đến lớp an toàn, vui khỏe, cha mẹ cần làm gì?

29-03-2022 10:43 | Xã hội
google news

SKĐS - Cha mẹ cần làm gì để con đến trường học trực tiếp được an toàn, PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Học sinh bán trú ăn lớp nào, ngủ riêng lớp đóHọc sinh bán trú ăn lớp nào, ngủ riêng lớp đó

SKĐS - Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn cụ thể việc tổ chức bán trú cho học sinh khi tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp.

Tính đến nay, Hà Nội là địa phương cho học sinh ở nhà với quy mô lớn và thời gian lâu nhất cả nước. Hiện Hà Nội mới chỉ cho học sinh lớp 7-12 đã tiêm đủ hai mũi vaccine được trở lại trường học trực tiếp. Với hơn 900.000 học sinh lớp 1-6 cùng 600.000 trẻ mầm non (nhóm chưa tiêm vaccine) vẫn tiếp tục học trực tuyến hoặc nghỉ ở nhà.

Ba tuần đầu tháng 2, học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành Hà Nội được trở lại trường, nhưng sau đó phải tạm dừng vì số ca nhiễm tăng nhanh. Nhóm học sinh này ở nội thành cùng trẻ mầm non đã ở nhà từ cuối tháng 4/2021.

Thực tế hiện nay, qua tìm hiểu của PV, việc cho trẻ mầm non, cấp tiểu học và lớp 6 đi học trực tiếp còn chưa thống nhất vì bên cạnh những phụ huynh sốt sắng cho con đến trường thì không ít phụ huynh vẫn e ngại, lo lắng cho sức khỏe của con em mình khi các con chưa được tiêm vaccine.

Để con đến lớp an toàn, vui khỏe, cha mẹ cần làm gì?     - Ảnh 2.

Một giờ học trực tiếp của học sinh Trường Tiểu học Văn Võ (huyện Chương Mỹ) trong ngày 10/2/2022.

Tại cuộc họp về công tác phòng, chống COVID-19 tại Hà Nội ngày 28/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu ngành y tế và các địa phương phải rà soát công tác chuẩn bị, bảo đảm sẵn sàng phương án, tổ chức diễn tập tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi, để khi có thuốc, có phác đồ là triển khai tiêm nhanh, hiệu quả như đợt tiêm cho trẻ 12-17 tuổi như năm 2021. Ông Dũng cho biết: "Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường học, nếu có nhiễm SARS-CoV-2 thì cũng nhẹ và giảm thiểu rủi ro".

Để giúp con khỏe mạnh, sẵn sàng với những ngày học trực tiếp tại trường trong thời gian tới, theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cha mẹ cần chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, tùy theo lứa tuổi mà cha mẹ có ứng xử và hướng dẫn khác nhau trên nguyên tắc về vấn đề phòng dịch là đảm bảo an toàn, trên hết là hướng dẫn các cháu về phòng bệnh. Ngoài ra, nếu phát hiện con sốt, mệt, cha mẹ cần thông báo cho nhà trường đồng thời tiến hành xét nghiệm xem con có mình bị nhiễm COVID-19 hay không.

Thời gian vừa qua, các cháu ở nhà quá lâu và một số cháu đã có biểu hiện trầm cảm, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường cùng với cô giáo để phát hiện. Nếu như cháu có những biểu hiện của trầm cảm thì cần giáo dục về tâm lý và điều trị bệnh cho các cháu ngay để chúng ta có một thế hệ lớn lên phát triển bình thường.
PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết.

Với trường hợp trẻ là F0 thì cha mẹ xử lý thế nào và chăm sóc các em ở nhà ra sao, PGS.TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo, ngoài việc thông báo cho nhà trường thì phụ huynh cần chú ý với trẻ lớn nhỏ khác nhau. Nếu trẻ lớn thì tự cách ly tại phòng riêng, nhưng với trẻ nhỏ thì cần cách ly cùng trẻ và phải có cách tự phòng bệnh cho bản thân. Theo dõi chỉ số SpO2 cũng như phát hiện các triệu chứng khác để liên hệ với cơ quan y tế.

Bên cạnh đó, để con có một thể trạng tốt nhất thì cha mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng của trẻ, cần cho trẻ ăn đủ chất, cố gắng cho trẻ ăn nhiều bữa.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ mắc COVID-19 và cách ly tại nhà thì vấn đề tập luyện với những bài thể dục nhẹ nhàng là rất cần thiết.

Linh hoạt đưa học sinh trở lại trường, giữ an toàn sức khỏe cho cả thầy và tròLinh hoạt đưa học sinh trở lại trường, giữ an toàn sức khỏe cho cả thầy và trò

SKĐS - Chiều 25/2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh COVID-19.


ĐV
Ý kiến của bạn