Để có thành tựu ghép tạng như ngày nay, Mỹ đã làm những gì?

19-03-2019 16:15 | Y học 360
google news

SKĐS - Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Tổ chức điều phối Ghép tạng Quốc gia do Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tổ chức ngày 18/3, TS. Ryan J. Ehrensberger, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và phát triển kinh doanh UNOS (Mạng lưới chia sẻ tạng quốc gia) Hoa Kỳ cho hay, Mỹ có kinh nghiệm 30 năm xây dựng hệ thống điều phối ghép tạng với khởi đầu cũng như Việt Nam.

Theo đó, tại Mỹ, ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện ở  Boston 1954 và đó là ghép thận, ghép giữa 2 anh em sinh đôi cùng trứng – ca ghép tốt nhất và sống lâu nhất đến giờ (20 năm).

Ts. TS. Ryan J. Ehrensberger cũng cho biết, vào năm 1963 toàn nước Mỹ có 3 trung tâm ghép thận và sự chia sẻ tạng ghép vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vậy việc tổ chức lấy tạng và chia sẻ tạng tại Mỹ như thế nào?. Hiệp hội Ghép tạng Los Angles đã đề xuất Tổ chức lấy tạng vùng miền vào năm 1967 và thành lập Ngân hàng tạng vào năm 1968.  UNOS cùng chính phủ Mỹ xây dựng 1 hệ thống điều phối tạng quốc gia.

Khi xây dựng thành công hệ thống thì danh sách chờ ghép tạng lên tới 125.000 người đợi ghép tạng. Chỉ tính riêng năm 2018, tại Mỹ có 75.000 người được đưa vào danh sách chờ ghép với số ca ghép được thực hiện là hơn 39.000 ca. Như vậy, mỗi ngày có tới hơn 100 ca ghép được thực hiện tại 40 bệnh viện dưới sự điều phối của UNOS (Tổ chức Điều phối tạng quốc gia – 1 công ty phi lợi nhuận). Từ năm 1990 -2018 số lượng tạng đã được ghép là 17.000 – 39.000

Chia sẻ kinh nghiệm vận hành hệ thống này, chuyên gia David Klassen cho biết, chúng tôi có hơn 300 tình nguyện viên, 200 nhân viên cùng với các hệ thống Unet và Transnet hỗ trợ để đảm bảo quy trình công việc. Đảm bảo mọi công dân có thể đăng ký hiến tạng qua các hệ thống trên mạng.

Hệ thống máy tính sẽ có thuật toán (luật, về độ phù hợp, mức độ ưu tiên – phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và khác nhau giữa các tạng hiến ) để chọn ra người phù hợp.

Gần 1 nửa nhân viên đều làm về công nghệ thông tin, nhập các dữ liệu để tránh điều phối sai. Phải kiểm tra tất cả các trường hợp ghép cặp và khi phát hiện lỗi là phải sửa ngay lập tức – phải báo cáo lên hội đồng để sửa cho chính xác.

Đáng nói là môi trường phòng mổ rất hỗn loạn, bác sĩ thì phải quan tâm đến bệnh nhan nên chúng tôi phải điện tử các quy trình – điều rất nhanh thông tin để dán vào các hộp tạng. Cập nhật dữ liệu dữ liệu hết vào máy chủ rồi mới phân phối. Có thể xem dữ liệu qua điện thoại, máy tính bởi có hàng trăm ca ghép tạng mỗi ngày.

Một trong những hạn chế trong việc điều phối tạng ở mỹ đó là  tạng chuyển nhầm chỗ, ghép tạng ko đúng người, mỗi ngày có vài cặp ghép lỗi và có đội ngũ để sửa ngay lập tức. Tất cả các tạng điều phối phải được xem lại bởi UNOS và tất cả sự nhầm lẫn, vi phạm sẽ phải báo cáo lại hội đồng chuyên môn.

Hội đồng chuyên môn gồm 38 thành viên trong đó 2 đại diện là từ Bộ y tế, các đại diện từng vùng, TT ghép tạng lớn, người cho sống, phòng xét nghiện…. Tổ chức cuộc họp 3 năm 1 lần và có những cuộc họp khẩn cấp khi có sự cố xảy ra (bệnh truyền nhiễm, tai biến) giúp hệ thống hoạt động trôi chảy.

Giám sát độ chính xác của dữ liệu, đảm bảo các quy trình vận hành, phỏng vấn đối tượng liên quan qua điện thoại. Xem xét các giấy tờ định kỳ và báo cáo lên Bộ Y tế, nếu cần thiết đi kiểm tra đột xuất, định kỳ…

Theo Luật của trung tâm quản lý ghép tạng, với ghép thận, thời gian tồn tại của mảnh ghép phải trên 95% ở 1 trung tâm, 92% cũng có thể chấp nhận được nhưng đôi khi gây tranh cãi.

“Với 1 hệ thống minh bạch, ghép cặp giữa người cần và người hiến sẽ làm giảm tình trạng buôn bán tạng. Buôn bán tạng là vấn đề lớn vì thế chúng tôi xác định tạng là tài sản quốc gia, không thuộc về bất kỳ tổ chức, trung tâm nào”, TS. Ryan J. Ehrensberger nói.

Ngoài ra cũng theo TS Ryan J. Ehrensberger, hệ thống pháp luật ở đây cực kỳ mạnh mẽ, nhiều người sẽ cho rằng nếu có người nào đó đến hiến tạng tại một trong các trung tâm của Mỹ, thì trung tâm có người đến hiến đó có quyền ghép cho bệnh nhân trung tâm của mình chứ không thể để cho nơi khác, tuy nhiên hầu như không có chuyện đó.


H.Nguyên
Ý kiến của bạn