Sử dụng thức ăn đường phố không an toàn có thể dẫn tới các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính, mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Hưởng ứng tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo đối với các loại thực phẩm kinh doanh thức ăn đường phố.
Yêu cầu đối với thức ăn đường phố
Địa điểm bán hàng phải cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh
Các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
Nước để chế biến, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp quy định. Có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với quy định.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay. Đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ. Bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm
Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.
Sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
Thức ăn đường phố bày bán ngay trên lề đường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Người kinh doanh phải tuân thủ theo các bước
Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
Khám sức khoẻ và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ; Sử dụng trang phục sạch sẽ và gọn gàng. Khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.
Không tham gia kinh doanh thức ăn đường phố khi mắc các bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
Trong quá trình chế biến tuân thủ nguyên tắc: Giữ vệ sinh, để riêng thực phẩm sống và chín, cũ và mới; nấu và chế biến đúng cách;bảo quản ở nhiệt độ an toàn và sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn.
Trước đó, ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương đã tổ chức 08 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành (gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan) tiến hành thanh tra tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có bao gồm cả 10 tỉnh, thành phố đã được Bộ Y tế hướng dẫn triển khai xây dựng các mô hình điểm về thức ăn đường phố từ ngày 15/4-15/5/2014.
Đoàn thanh kiểm tra đã tiến hành công tác thanh, kiểm tra từ ngày 15/4-15/5/2014 Tại Trung ương,
Tại các địa phương thành lập các đoàn thanh tra từ tuyến tỉnh tới quận/huyện, xã/phường để tiến hành thanh tra, kiểm tra từ ngày 15/4/2014 - 15/5/2014 và sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Thanh Loan