Đề án 1816 luôn song hành với chỉ đạo tuyến

01-11-2010 16:17 | Tin nóng y tế
google news

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu ngành chuyên về ngoại khoa của cả nước, với truyền thống và kinh nghiệm chỉ đạo tuyến giúp các bệnh viện tuyến dưới, nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật mới của bệnh viện đã chuyển giao thành công cho tuyến dưới.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu ngành chuyên về ngoại khoa của cả nước, với truyền thống và kinh nghiệm chỉ đạo tuyến giúp các bệnh viện tuyến dưới, nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật mới của bệnh viện đã chuyển giao thành công cho tuyến dưới.

Chuyển đến đâu, làm tốt đến đó

Quyết định số 4026/QĐ -BYT phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm, phạm vi chỉ đạo tuyến của các bệnh viện trong công tác chỉ đạo cho tuyến dưới.

TS. Nguyễn Đức Tiến, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Ban giám đốc bệnh viện đã giao trách nhiệm cho phòng chỉ đạo tuyến làm đầu mối nắm bắt và theo dõi thực hiện Đề án 1816 và công tác chỉ đạo tuyến. Ý thức là bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa, các thầy thuốc của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, trực tiếp truyền thụ, hướng dẫn ngay tại bệnh viện cho các thầy thuốc tuyến dưới. Chuyển giao nhiều kỹ thuật trong đó đặc biệt là kỹ thuật mới như phẫu thuật nội soi cho nhiều bệnh viện thuộc các tỉnh biên giới, vùng sâu như: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai; Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn; Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang... Trong các  năm năm từ  2005 - 2009, bệnh viện đã thực hiện 76 đợt chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện tuyến dưới.

Phòng chỉ đạo tuyến của bệnh viện là phòng chuyên môn được thành lập từ năm 1996 có bề dày kinh nghiệm trong giúp đỡ địa phương. Trong điều kiện phòng còn thiếu nhiều về nhân lực và điều kiện làm việc nhưng đã cố gắng vượt qua khó khăn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thường xuyên của bệnh viện. Ngoài giúp đỡ trực tiếp chuyên môn bằng hình thức cử các chuyên gia về giúp từng bệnh viện các tuyến theo yêu cầu công tác chỉ đạo tuyến của bệnh viện còn thường xuyên thông báo cho các tuyến nhưng sai sót về chuyên môn giúp các bệnh viện rút kinh nghiệm chuyên môn. Trong 5 năm qua, phòng chỉ đạo tuyến đã gửi 163 thông báo sai sót chuyên môn về các bệnh viện thuộc tuyến.

Bên cạnh việc giúp đỡ chuyên môn cho tuyến dưới, công tác chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Việt Đức còn tham gia tích cực vào công tác đào tạo từ năm 2005. Từ đó đến nay đã tổ chức 6 khóa đào tạo với 124 bác sĩ phục vụ "Đề án nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện giai đoạn 2005-2008" và nay là "Đề án đầu từ xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010".

Không chỉ giúp đỡ bệnh viện trong nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, Bệnh viện Việt Đức đã đào tạo cán bộ y tế cho nước bạn Lào. Trong năm 2009 đã giúp nước bạn đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi.

 BV Việt Đức đã chuyển giao kỹ thuật nội soi cho BVĐK Hà Giang.  Ảnh: Hải Lý

Tiếp tục củng cố công tác chỉ đạo tuyến

Ngày 20/10/2010, TS. Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế  đã ký Quyết định số 4026/QĐ-BYT,  quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, áp dụng cho các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và một số các bệnh viện hạng 1 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế có 17 bệnh viện Trung ương được giao trách nhiệm là đơn vị đầu ngành thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến trong 26 chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, mắt, RHM, TMH, lao phổi, tâm thần, ung bướu, truyền nhiễm... Quy định này cũng xác định rõ trách nhiệm, phạm vi chỉ đạo tuyến của các bệnh viện nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới. Qua đó, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chuyên ngành, chuyên khoa trên phạm vi toàn quốc, đồng thời chủ trì phối hợp với một số bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến.; Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện giúp tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành để nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh; Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến dưới triển khai thực hiện các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế; Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tuyến dưới....

TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, là bệnh viện ngoại khoa đầu ngành, chỉ đạo tuyến là một trong những nhiệm vụ chính của bệnh viện. Song hành với đó, thực hiện Đề án 1816, từ năm 2008 đến nay, bệnh viện đã cử 122 lượt thầy thuốc về hỗ trợ tuyến dưới với 14 kỹ thuật hỗ trợ như gây mê hồi sức, nội soi, thận lọc máu... Nhờ đó, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh khu vực phía Bắc đã đảm đương được nhiều kỹ thuật mới, hiện đại giúp giảm mạnh việc bênh nhân phải chuyển tuyến.

Đỗ Bình


Ý kiến của bạn