ĐBQH: Tình trạng thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ' trong đấu giá ngày càng tinh vi, phức tạp

28-11-2023 11:18 | Thời sự

SKĐS - Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Tránh tình trạng "hồ sơ ảo" trong đấu giá

Phát biểu ý kiến, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn nêu quan điểm về trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản.

Theo đại biểu, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá (15 ngày trước ngày đấu giá) cho đến hết thời hạn nộp tiền đặt trước (1 ngày trước ngày đấu giá) là một khoảng thời gian tương đối dài. Quy định này có thể rất đông người nộp hồ sơ và "tạo cơn sốt thị trường ảo", đến khi nộp tiền đặt trước thì chỉ có một vài người nộp tiền đặt trước gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát.

ĐBQH: Tình trạng thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ' trong đấu giá ngày càng tinh vi, phức tạp- Ảnh 1.

ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.

Đại biểu nhấn mạnh thêm, việc quy định nộp tiền đặt trước chậm nhất đến trước ngày mở cuộc đấu giá 1 ngày làm việc là thời gian quá sát, gấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho tổ chức đấu giá cũng như đơn vị có tài sản và các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị hồ sơ cho cuộc đấu giá đối với tài sản đông người đăng ký tham gia.

ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đề cập về thời hạn ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, đặc biệt là tiền đặt cọc mua bán đất, quyền sử dụng đất.

Theo đại biểu, việc đấu giá theo thủ tục phải được thực hiện thuận lợi. Khi kinh doanh đấu giá thì phải công khai thông tin trên Cổng Thông tin quốc gia về đấu giá tài sản. Người có tài sản đấu giá, tổ chức thực hiện đấu giá tài sản phải được lưu trữ...

ĐBQH: Tình trạng thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ' trong đấu giá ngày càng tinh vi, phức tạp- Ảnh 2.

ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.

Đi vào nội dung cụ thể, đại biểu Bảo Trân cho biết, tại điểm b, khoản 13, Điều 1 dự thảo Luật cũng quy định trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm. Cho rằng, quy định như trên còn chưa thống nhất, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định về mức tiền đặt trước tối thiểu bằng 20% tổng giá trị thửa đất khu đất tính theo giá khởi điểm để thống nhất với quy định của Luật đất đai.

ĐBQH Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam quan tâm đến đấu giá tài sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản như đấu giá quyền sử dụng đất...

Bảo vệ quyền được từ bỏ tài sản trúng đấu giá

ĐBQH Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết, trong báo cáo của Chính phủ và Bộ Tư pháp đã đề cập đến vấn đề tiêu cực phát sinh trong quá hình thực hiện đấu giá, như tình trạng đấu giá viên vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp bị xử lý hành chính và hình sự.

Đại biểu nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, "quân xanh, quân đỏ", cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

ĐBQH: Tình trạng thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ' trong đấu giá ngày càng tinh vi, phức tạp- Ảnh 3.

ĐBQH Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nhận thấy, các quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện nay đang bỏ trống các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Quá trình tổ chức thi hành có ý kiến cho rằng, tổ chức đấu giá tài sản được làm những gì pháp luật không cấm, có quyền tự do thỏa thuận các giao dịch dân sự…

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị tại khoản 3 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Điều 9 của Luật cần bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản như: gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để dành lợi thế về cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá…

ĐBQH: Tình trạng thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ' trong đấu giá ngày càng tinh vi, phức tạp- Ảnh 4.

ĐBQH Phạm Văn Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang phát biểu tranh luận.

Phát biểu tranh luận, ĐBQH Phạm Văn Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho biết, về chế tài, hình thức xử lý đối với người trúng đấu giá từ bỏ quyền mua tài sản đây là quan hệ dân sự, trong mọi trường hợp, phải tôn trọng, bảo vệ quyền được từ bỏ tài sản trúng đấu giá của người trúng đấu giá.

Theo đại biểu, khi đấu giá theo hình thức trả giá lên nhiều vòng liên tục, khi nào giá bắt đầu đến mức gấp 2 lần giá khởi điểm ban đầu thì cho phép điều chỉnh giá đặt trước. Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Đại biểu cũng lưu ý, quy định về tiền đặt trước này chỉ nên đặt ra đối với tài sản nhà nước mang ra đấu giá, không nên điều chỉnh đối với các tài sản khác.

Thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi): Bỏ cọc khi đấu giá kho số viễn thông sẽ bị phạt thế nào?Thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi): Bỏ cọc khi đấu giá kho số viễn thông sẽ bị phạt thế nào?

SKĐS - Sáng 24/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 468 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi).


Lê Bảo
Ý kiến của bạn