ĐBQH nêu lý do ủng hộ phát triển điện hạt nhân

07-11-2024 16:16 | Thời sự
google news

SKĐS - Chiều 7/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tạo cơ sở pháp lý phát triển điện hạt nhân

Tham gia ý kiến tại hội trường, ĐBQH Hoàng Đức Chinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình quan tâm tới chính sách phát triển điện hạt nhân.

Theo ông Hoàng Đức Chinh, đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng (khoảng 10%/năm) và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

ĐBQH nêu lý do ủng hộ phát triển điện hạt nhân- Ảnh 1.

ĐBQH Hoàng Đức Chinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình

Các dự án điện hạt nhân đảm bảo cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất nhất là với các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định. Tại Việt Nam đã từng có kế hoạch phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên vào năm 2016, Chính phủ đã quyết định tạm dừng các dự án điện hạt nhân, đặc biệt là dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do có lo ngại về an toàn, chi phí đầu tư cao, vấn đề công nghệ cũng như diễn biến về tình hình năng lượng tại thời điểm đó.

Để hoàn thiện dự án Luật, trong đó phát triển điện hạt nhân bền vững, đại biểu Chính đề xuất: Xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân, vừa tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới.

Bổ sung những quy định để quản lý chất thải phóng xạ, các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện các dự án điện hạt nhân. Điều này nhằm tránh những lo ngại của người dân và tăng sự đồng thuận trong xã hội. Cùng với đó là bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển điện hạt nhân.

Đề xuất điện áp mái dư thừa kết nối với các đảo

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông – Đoàn Bình Thuận bày tỏ thống nhất cao với các chính sách phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn như dự thảo Luật.

Để đảm bảo điện ở các đảo, đại biểu đề nghị Chính phủ có chính sách cho phép người dân được lắp đặt điện mặt trời mái nhà được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện trên các đảo có hệ thống điện độc lập, không kết nối với hệ thống điện quốc gia sẽ được mua với mức giá bằng giá trần của nhà máy điện mặt trời theo quyết định của Bộ Công Thương. Đại biểu cho rằng, như vậy các đảo sẽ có đủ điện sử dụng và tiết kiệm rất nhiều nguồn lực của nhà nước do không phải bù lỗ hay không kéo điện lưới ra đảo.

ĐBQH nêu lý do ủng hộ phát triển điện hạt nhân- Ảnh 2.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận.

ĐBQH Nguyễn Duy Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau dẫn lại nội dung tại điểm c khoản 2 Điều 5 quy định "Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện, truyền tải điện, trừ lưới điện truyền tải điện do tư nhân đầu tư xây dựng".

ĐBQH nêu lý do ủng hộ phát triển điện hạt nhân- Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau.

Đại biểu cho rằng, việc này mâu thuẫn với khoản 5 Điều 5 "xóa bỏ mọi độc quyền rào cản bất hợp lý thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải Quốc gia trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triện điện lực, hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật".

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị sửa lại điểm c khoản 2 Điều 5 như sau: Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải cao áp và siêu cao áp.

Tại khoản 14 Điều 5 dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) về chính sách phát triển điện hạt nhân nêu: Quy hoạch phát triển điện hạt nhân là một phần gắn liền và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện; Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành;

Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác có liên quan; Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để đảm bảo an toàn cao nhất. Tùy thuộc tình hình KT-XH từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân có hiệu quả.

Nhà nước có chính sách đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài và an ninh cho công tác điều độ hệ thống điện quốc gia.

Giá điện sắp áp dụng sẽ được tính như thế nào?Giá điện sắp áp dụng sẽ được tính như thế nào?

SKĐS - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần.

Việt Nam cần làm gì để tái khởi động dự án điện hạt nhân an toàn, hiệu quả?Việt Nam cần làm gì để tái khởi động dự án điện hạt nhân an toàn, hiệu quả?

SKĐS - Điện hạt nhân được xem là một giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng mạnh, song bài toán đầu tư và nguyên tắc an toàn cần được đặt lên hàng đầu.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn