ĐBQH đề xuất tăng lên 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

27-11-2024 16:06 | Thời sự
google news

SKĐS - Phát biểu tại hội trường, ĐBQH đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.

Chiều 27/11, cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường.

ĐBQH đề xuất tăng lên 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng.

Theo đại biểu, tại Tờ trình của Chính phủ cũng có đề cập đến nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 theo Quyết định số 02 ngày mùng 5/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 155 ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ đều là áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

ĐBQH đề xuất tăng lên 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường- Ảnh 2.

ĐBQH Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.

Còn ĐBQH Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị xem xét việc tăng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường theo lộ trình; Nên được nghiên cứu trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh…

Theo ông Phạm Văn Hòa, nhiều loại hàng hóa khác cũng có hàm lượng đường cao, chứ không phải chỉ có nước giải khát có đường. Nếu áp thuế cao thì có thể xuất hiện các loại nước ngọt, rượu bia được làm thủ công, nhập lậu rất khó kiểm soát vào Việt Nam.

ĐBQH đề xuất tăng lên 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường- Ảnh 3.

Nguyễn Thị Kim Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho hay, dự thảo đang quy định chỉ áp thuế 10% đối với nước giải khát theo TCVN có hàm lượng trên 5g/100ml, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia. Do vậy, đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.

ĐBQH đề xuất tăng lên 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường- Ảnh 4.

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre lại đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có đường.

Đại biểu cho biết, ví dụ như nước dừa đóng hộp, không cần thêm đường, nước dừa tự nhiên đã có lượng đường tương đương 6-7g/100ml. Nếu chiếu theo TCVN, thì nước dừa đóng hộp có thể được liệt vào nhóm chịu thuế thuế TTĐB.

Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.

Do vậy, đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo TCVN vào đối tượng chịu thuế TTĐB để đảm bảo mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.

Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệtRượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

SKĐS - Sáng 22/11, trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn