Hà Nội

ĐBQH đề xuất người trúng đấu giá biển số xe ô tô chưa gắn vào xe thì không được tiếp tục đấu giá

07-11-2022 14:43 | Thời sự
google news

SKĐS - Ngày 7/11, tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Nếu được ban hành sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ

Phát biểu đóng góp cho dự thảo Nghị quyết, ĐBQH Lưu Bá Mạc (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) bày tỏ tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ô tô thông qua đấu giá.

Đại biểu cho rằng, Nghị quyết được ban hành sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân được bình đẳng lựa chọn biển số xe theo sở thích và thông qua đấu giá, tăng thêm hiệu lực công tác quản lý đăng ký xe ô tô cá nhân và làm tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước từ việc đấu giá biển số xe ô tô.

ĐBQH đề xuất người trúng đấu giá biển số xe ô tô chưa gắn vào xe thì không được tiếp tục đấu giá - Ảnh 1.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn.

ĐBQH Trịnh Bình Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long) lại góp ý và đề nghị ban soạn thảo thống nhất về thuật ngữ biển số đấu giá và biển số đưa ra đấu giá. Về giá khởi điểm, đại biểu thống nhất với báo cáo thẩm tra là 40 triệu. Về bước giá, quy định cụ thể trong dự thảo bước giá là 5 triệu hoặc 10 triệu để có cơ sở khi thực hiện.

Về hình thức đấu giá xe ô tô, đại biểu thống nhất trong dự thảo nhưng đề nghị cơ quan soạn thảo quy định cụ thể nội dung về đấu giá đảm bảo theo Nghị định 62 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản của riêng và nghĩa vụ của người trúng đấu giá.

Về quy định người nhận chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe nên quy định biển số trúng đấu giá là tài sản của cá nhân. Người trúng đấu giá có các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự; đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ lý do hạn chế quyền tài sản của người dân sau khi trúng đấu giá là theo quy định của pháp luật nào?.

ĐBQH đề xuất người trúng đấu giá biển số xe ô tô chưa gắn vào xe thì không được tiếp tục đấu giá - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định.

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng quy định đăng ký xe 12 tháng sau khi trúng đấu giá là hợp lý để người trúng đấu giá có thời gian mua xe, thời hạn này không tạo cơ hội để đầu cơ biển số, vì Nghị quyết không cho phép mua bán biển số trúng đấu giá.

Theo đại biểu, có thể quy định thêm, người đã có biển số trúng đấu giá mà chưa gắn vào xe ô tô thì không được tiếp tục tham gia đấu giá.

Cấp biển số xe ô tô qua đấu giá sẽ không phụ thuộc vào cư trú

Tham gia đóng góp ý kiến, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa) cho rằng, biển số xe ô tô cũng như điện thoại di động, là những tài sản nằm trong kho tài nguyên số do nhà nước quản lý không có văn bản nào quy định nhưng số điện thoại di động được coi là tài sản của công dân và có quyền chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế.

Nếu hạn chế quyền của người trúng đấu giá, đại biểu cho rằng chủ trương đấu giá biển số ô tô nhằm bổ sung ngân sách đối với số tiền thu được sẽ rất hạn chế, không khuyến khích mọi người tham gia đấu giá. Do đó, đại biểu đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển xe ô tô.

ĐBQH đề xuất người trúng đấu giá biển số xe ô tô chưa gắn vào xe thì không được tiếp tục đấu giá - Ảnh 3.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, cần quy định rõ, đưa tất cả các đầu số ra đấu giá, hay lựa chọn để đấu giá, nếu lựa chọn thì tiêu chí chọn các biển số đem đấu giá cần có quy định rõ ràng, cụ thể.

Cho ý kiến về công tác quản lý biển số xe được đấu giá, ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) nêu, hiện nay việc đăng ký và cấp biển kiểm soát có số đăng ký theo tỉnh, thành phố mà chủ xe có trụ sở hoặc cư trú. Khi sang tên, chuyển địa chỉ sang tỉnh, thành phố khác thì phải thực hiện việc đăng ký sang tên, cấp đổi đăng ký và nộp lại biển số đã được cấp để xin cấp lại biển số ở tỉnh, thành phố nơi chuyển. Tuy nhiên, theo dự thảo nghị quyết thì việc cấp biển số xe sẽ không còn phụ thuộc vào nơi chủ xe có trụ sở hoặc cư trú nữa.

ĐBQH đề xuất người trúng đấu giá biển số xe ô tô chưa gắn vào xe thì không được tiếp tục đấu giá - Ảnh 4.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy – Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng đây là thay đổi rất lớn trong công tác quản lý phương tiện nhưng chưa được đánh giá tác động. Thực tế, việc đăng ký và quản lý phương tiện theo địa bàn vừa để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký vừa để thống kê, quản lý phương tiện lưu thông trên địa bàn và các số liệu đăng ký đang là một trong những thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý an ninh trật tự…

Tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trên cơ sở các ý kiến ĐBQH nêu, Bộ sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến về một số nội dung chính như: tên gọi Nghị quyết, phạm vi thí điểm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, biển số xe được đưa ra đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước, việc quản lý, sử dụng tiền thu được thông qua đấu giá, quy trình thủ tục đưa ra đấu giá…

ĐBQH nêu giải pháp tránh "đầu cơ" trong đấu giá biển số ô tôĐBQH nêu giải pháp tránh 'đầu cơ' trong đấu giá biển số ô tô

SKĐS - Một số ĐBQH kiến nghị cần rút ngắn thời gian sau khi đấu giá biển số ô tô xong phải gắn vào xe từ 12 tháng xuống 6 tháng, thậm chí 3 tháng để tránh tình trạng "đầu cơ biển số".

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hà Nội yêu cầu dẹp bỏ toàn bộ hoạt động bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát trên vỉa hè | SKĐS



Lê Bảo
Ý kiến của bạn