Hà Nội

ĐBQH đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn

06-06-2022 17:37 | Thời sự

SKĐS - Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng, mở rộng các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn và các tuyến đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh.

Chính phủ trình Quốc hội 3 dự án cao tốc 84.000 tỷ đồngChính phủ trình Quốc hội 3 dự án cao tốc 84.000 tỷ đồng

SKĐS - Để đẩy nhanh tiến độ triển khai 3 dự án cao tốc hơn 84.000 tỷ đồng, Chính phủ kiến nghị áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù.

Đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ phên dậu của Tổ quốc

Thảo luận tại Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bố trí cho 3 dự án cao tốc chiều 6/6, Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đề nghị quan tâm dành nguồn lực đầu tư các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn.

Nhìn lại quá trình thi công tuyến đường Hồ Chí Minh, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, vẫn còn có nhiều đoạn đường xuống cấp, mặt đường bị hỏng; một số đoạn qua khu dân cư chưa được đầu tư tuyến tránh, nhất là đoạn tránh qua thị trấn, qua thành phố Bắc Kạn.

ĐBQH đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn - Ảnh 2.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn).

Vì vậy, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm dành nguồn lực đầu tư công trung hạn; xây dựng, mở rộng các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn, các tuyến đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh. Việc làm này nhằm hình thành chuỗi du lịch có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng là các cụm di tích lịch sử, khu văn hóa, danh lam thắng cảnh. Từ đó phát huy hiệu quả tuyến đường, chấm dứt đầu tư xây dựng đoạn, tuyến tránh trung tâm thành phố và thị trấn, trong đó có tuyến thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông.

Ngoài ra, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc đầu tư nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó là thực hiện đầu tư đối với dự án mới trên tuyến đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân việc này nhằm phát huy hiệu quả toàn tuyến để không chỉ phát huy tối đa nguồn lực đầu tư mà còn quan trọng góp phần vào đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ phên dậu của Tổ quốc.

Không nhất thiết đầu tư ngay những dự án đang đáp ứng được nhu cầu đi lại

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) chỉ ra rằng, cho đến nay dự án đã hoàn thành được 86%. Những dự án thành phần hoàn thành đã phát huy tác dụng rất tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng còn rất nhiều khó khăn phía tây của Tổ quốc.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, mục tiêu thông toàn tuyến vẫn chưa hoàn thành, một số đoạn tuyến đang trong quá trình triển khai còn dở dang, một số đoạn tuyến chưa được triển khai thực hiện. Như vậy, tiến độ thực hiện dự án không bảo đảm theo phân kỳ đầu tư đã quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và chậm so với Nghị quyết ban đầu của Quốc hội đã 12 năm.

ĐBQH đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu).

Theo đại biểu Toàn, vấn đề này cần được đánh giá kỹ để rút ra bài học cho việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh cũng như các dự án quan trọng quốc gia sắp tới sẽ triển khai rất nhiều trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai thực hiện với một dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, được báo cáo Quốc hội hằng năm.

Ngoài ra, đại biểu cho biết, theo Tờ trình Chính phủ đã rà soát, cân đối lại nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2025 để bố trí đủ nguồn vốn triển khai các dự án thành phần. Đại biểu đề nghị cần tận dụng Quốc lộ 32 nhằm quán triệt tinh thần tiết kiệm, không nhất thiết đầu tư ngay những dự án thành phần đã có đường song hành và đáp ứng được nhu cầu đi lại; nhất trí với đề xuất của Chính phủ để Quốc hội xem xét xác định rõ thời hạn đến năm 2025 hoàn thành dứt điểm các dự án thành phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh làm.

Đánh giá tác động của dự án đến công tác an sinh xã hội

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) nêu quan điểm: Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng, gắn liền với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dự án đã từng bước phát huy hiệu quả, hình thành các chuỗi đô thị, nhất là giải quyết nhu cầu lưu thông tại các địa bàn miền núi, biên giới nơi tuyến đường đi qua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần xóa đói giảm nghèo của người dân. Do đó, việc đầu tư xây dựng dự án là hết sức cần thiết và giai đoạn đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

ĐBQH đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn - Ảnh 4.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam).

Về quy hoạch dự án, đại biểu Trinh đánh giá cao việc Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xem xét việc tích hợp quy hoạch đường Hồ Chí Minh với các quy hoạch khác có liên quan. Tuy nhiên, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương nơi tuyến đường đi qua. Hơn nữa, để tích hợp dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đồng bộ với quy hoạch đô thị, bố trí, sắp xếp tái định cư cho người dân để đảm bảo tính khả thi của dự án. Cùng với địa phương xây dựng tuyến đường này và việc bố trí, sắp xếp dân cư và tiếp tục chủ trương xây dựng các Làng thanh niên lập nghiệp dọc trên các tuyến đường Hồ Chí Minh, nhằm huy động thanh niên nằm trong vùng bị ảnh hưởng của dự án vào cụm công cụ khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là điều kiện để giáo dục, tạo điều kiện để thanh niên rèn luyện, cống hiến trong giai đoạn hiện nay.

Về giải phóng mặt bằng, di dân đại bộ phận người dân bị ảnh hưởng trên tuyến đường này, cuộc sống của họ rất khó khăn, chủ yếu dựa vào đất rừng để sản xuất, sinh hoạt, phục vụ đời sống. Do đó, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá cụ thể hơn về tác động của dự án đến việc di dân, tái định cư, công tác an sinh xã hội, phương án phục hồi kinh tế của người dân, nhất là làm rõ vai trò phối hợp cục bộ ngành chủ khoản với các chính quyền địa phương trong thực hiện các nội dung này.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh nhấn mạnh dự án đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, cho đến năm 2022 đã quá thời hạn quyết định gần 2 năm. Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải ưu tiên bố trí nguồn để đầu tư hoàn thành toàn bộ 3 dự án thành phần còn lại trong kế hoạch đầu tư trung hạn chế độ 2021-2025 để đảm bảo tiến độ và hiệu lực của Nghị quyết, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong 5 năm, dự án đường Hồ Chí Minh đạt 8% tổng khối lượng, chưa rõ thời gian kết thúcTrong 5 năm, dự án đường Hồ Chí Minh đạt 8% tổng khối lượng, chưa rõ thời gian kết thúc

SKĐS - Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, dự án đường Hồ Chí Minh triển khai chậm và chưa rõ thời gian kết thúc.

Lê Bảo - Cao Tuân
Ý kiến của bạn