Dậy thì sớm ở nam hay còn gọi là dậy thì sớm ở bé trai là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất bao gồm hormone của tuổi dậy thì sớm hơn bình thường. Ở bé trai nếu tình trạng này xuất hiện trước 9 tuổi thì được xem là dậy thì sớm ở nam.
1. Nguyên nhân dậy thì sớm ở nam
Đa phần các trường hợp dậy thì sớm đều không có nguyên nhân. Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ dậy thì sớm là: di truyền, bất thường bẩm sinh ở não như u não, chấn thương…
- Thừa cân béo phì: Trẻ gặp tình trạng thừa cân béo phì có nồng đồ leptin cao hơn so với trẻ bình thường. Đây là loại hormone kích thích yếu tố tăng trưởng, tạo ra bởi các tế bào chất béo. Do vậy khi cơ thể có nhiều leptin thì sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm.
- Do một số bệnh lý gây ra biến chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh khiến các hormone tăng trưởng nam trở nên bất thường.
- Tiếp xúc với các testosterone thông qua kem bôi, thuốc, chế độ ăn uống… có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
- Ngoài ra, việc các thực phẩm có chứa nhiều hormone tăng trưởng khi trẻ sử dụng trong một thời gian dài cũng là nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm. Các thực phẩm như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
2. Dấu hiệu dậy thì sớm ở nam
Dậy thì sớm được chia làm 2 nhóm:
- Dậy thì trung ương: dậy thì có sự trưởng thành của ba bộ phận gồm trung tâm chỉ huy dậy thì ở não – tuyến yên (nơi sản xuất hormone kích thích tinh hoàn sản xuất hormone sinh dụ) – tuyến sinh dục (tinh hoàn)
- Dậy thì sớm ngoại biên là dậy thì không do trung tâm chỉ huy dậy thì ở não mà do nguyên nhân ở thượng thận (u vỏ thượng thận, tăng sản thượng thận) gây thừa hormone ở nam.
Biểu hiện dậy thì sớm ở nam là sự tăng kích thước thể tích tinh hoàn ở trẻ trai. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: mọc lông mu, lông nách, tăng vọt chiều cao, mụn trứng cá, vỡ giọng, mùi cơ thể, thay đổi tính khí…

Dậy thì sớm ở nam là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất bao gồm hormone của tuổi dậy thì sớm hơn bình thường.
3. Dậy thì sớm ở nam có lây không?
Dậy thì sớm ở nam không phải là bệnh truyền nhiễm
4. Phòng ngừa dậy thì sớm ở nam
Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây dậy thì sớm ở nam. Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng dậy thì sớm cần hạn chế một số yếu tố nguy cơ như:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Cho trẻ ăn chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng và khoa học phù hợp với từng lứa tuổi. Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn có chứa nhiều hormone tăng trưởng.
- Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời, chơi thể thao… thay vì lười vận động để hạn chế nguy cơ béo phì cũng như dậy thì sớm.
- Không tự ý dùng các thuốc nội tiết, thực phẩm chức năng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm, mỹ phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa estrogen hoặc testosterone hay các chất có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh các loại hormone dẫn đến dậy thì sớm.
- Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu thấy trẻ có xu hướng dậy thì sớm hoặc bất kỳ bất thường nào trên cơ thể, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn kịp thời.

Để điều trị dậy thì sớm ở nam, các bác sĩ cần thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
5. Điều trị dậy thì sớm ở nam
Để điều trị dậy thì sớm ở nam, các bác sĩ cần thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Dựa vào độ tuổi, mức độ dậy thì sớm các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nhìn chung, các phương pháp này đều tập trung ngăn chặn sự xuất hiện của các dấu hiệu dậy thì sớm, tăng cơ hội cho trẻ đạt được chiều cao như người trưởng thành. Các phương pháp chủ yếu dùng trong điều trị dậy thì sớm ở nam là: thuốc đồng vận, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống…
Khi sử dụng thuốc, các hiệu ứng sinh học trên tuyến yên sẽ ngắt tin hiệu từ não đến tinh hoàn từ đó làm dừng quá trình sản xuất hormone sinh dục và giúp chậm/dừng tình trạng dậy thì sớm. Tùy thuộc vào từng trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và thời gian sử dụng, liều lượng phù hợp.
Trong suốt quá trình điều trị dậy thì sớm, trẻ sẽ được giám sát bởi các bác sĩ. Việc trẻ và gia đình tuân thủ theo các chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Thông thường việc điều trị dậy thì sớm ở nam sẽ dừng lại khi trẻ được 10-11 tuổi hoặc cũng có thể tùy vào từng trường hợp cụ thể. Lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra các hormone sinh dục bình thường và trẻ vẫn có thể sản xuất tinh trùng như bình thường.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tùy vào từng tình trạng dậy thì sớm ở nam để có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện.