Đẩy mạnh trồng dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế cho người dân

23-09-2023 11:01 | Xã hội

SKĐS - Để phát triển cây dược liệu cần triển khai đồng thời việc bảo tồn, khai thác có kế hoạch dược liệu tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng loại cây dược liệu cho phép.

Nghịch lý trong phát triển tài nguyên dược liệu ở Việt NamNghịch lý trong phát triển tài nguyên dược liệu ở Việt Nam

SKĐS - Việt Nam có tài nguyên dược liệu rất lớn, nhưng 80% dược liệu trên thị trưởng phải nhập khẩu do nhiều nguyên nhân như sản xuất còn manh mún, địa bàn giao thông khó khăn…

Toàn tỉnh Nghệ An có gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhiều vùng như Mường Lống, Huồi Tụ, Na Ngoi (Kỳ Sơn), Tri Lễ, Hạnh Dịch (Quế Phong), Quỳ Hợp, Con Cuông… đã hình thành nên những vùng trồng cây dược liệu, mở lối ấm no cho đồng bào dân tộc thiểu số DTTS.

Theo đó, tại huyện Kỳ Sơn, nhiều doanh nghiệp đã tìm về đầu tư trồng cây dược liệu. Như ở xã Na Ngoi, Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống đã trồng được trên 200.000 khóm lan thạch hộc tía gắn trên cây rừng, 5 ha cây tam thất bắc, 1,3 ha đẳng sâm, gần 1.000 cây chè hoa vàng dưới tán rừng thưa… Ngoài ra, Công ty đang xây dựng một khu bảo tồn trồng 40 loại cây dược liệu.

Đẩy mạnh trồng dược liệu dưới tán rừng là tạo sinh kế cho người dân - Ảnh 2.

Tại bản Chàm, xã Hạnh Dịch, thuộc huyện Quế Phong, được chọn làm điểm để phát triển cây quế, bà con dân bản rất trông chờ và phấn khởi. Bởi, việc trồng mới cây quế, một mặt là để phục hồi giống cây dược liệu vốn nức tiếng khắp xa gần, mặt khác là để giúp người dân mở hướng thoát nghèo khi mà cả bản có 81 hộ thì có đến 50 hộ nghèo.

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng hay ở vùng đệm đang là hướng đi làm thay đổi tư duy, nhận thức của bà con các DTTS về rừng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 3 dự án lớn được đầu tư phát triển theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân, có quy mô gần 2.000ha. Điều này đang mở ra nhiều triển vọng trong việc nâng cao giá trị cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Để phát triển cây dược liệu ở Nghệ An, các địa phương thuộc tỉnh cần triển khai cả hai hướng: Bảo tồn và khai thác có kế hoạch dược liệu trong tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng tập trung một số loại cây dược liệu cho phép. Như vậy vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, vừa khuyến khích bà con bảo vệ rừng, đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Xem thêm video được quan tâm:

Cách làm sạch, giải độc phổi nên thực hiện càng sớm càng tốt.


Thành Long
Ý kiến của bạn