Các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng cùng tham gia phòng, chống HIV/AIDS, để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;
Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng cùng tham gia phòng, chống HIV/AIDS để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030...
Bên cạnh đó giúp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS; điều trị các bệnh đồng nhiễm như viêm gan vi rút, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến mọi người dân.
Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp, tập trung phổ biến về các nội dung:
- Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam: Dịch tập trung trong các nhóm quần thể nguy cơ cao, cảnh báo nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), đặc biệt nhóm MSM tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, các địa bàn ở khu vực miền núi phía bắc tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV do hạn chế nguồn lực đầu tư các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong những năm qua và bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện ma túy trẻ sinh từ năm 1990 đến 2005.
- Tư vấn và xét nghiệm HIV: Quảng bá các mô hình tư vấn, xét nghiệm HIV như xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV và xét nghiệm nhiễm mới HIV, xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Chiến lược xét nghiệm dựa vào mạng lưới người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Tuyên truyền vai trò, lợi ích của xét nghiệm HIV và vai trò của các tổ chức cộng đồng về hoạt động tìm các ca nhiễm HIV tại cộng đồng.
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Lợi ích của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, methadone cấp phát nhiều ngày tại các tỉnh đang triển khai thí điểm cấp phát thuốc methadone nhiều ngày.
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP): Lợi ích sự cần thiết, cách tham gia cũng như tuân thủ điều trị. Triển khai các mô hình điều trị PrEP tại các phòng khám cố định, lưu động và Tele PrEP.
- Điều trị HIV/AIDS: Lợi ích của điều trị sớm bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị, "Không phát hiện bằng Không lây truyền", điều trị là dự phòng; điều trị các bệnh đồng nhiễm cho người nhiễm HIV như đồng nhiễm lao, viêm gan C; điều trị dự phòng lao tiềm ẩn cho người nhiễm HIV; điều trị các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng chống HIV/AIDS...
Mời độc giả xem thêm video:
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời: Tất tần tật về HIV/AIDS.