Đẩy lùi Parkinson theo nguyên lý đông y

27-06-2018 15:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt run gây ra chứng run chân tay, thường gặp ở người cao tuổi khiến cho người bệnh đi lại, vận động khó khăn.

1.Parkinson theo y học hiện đại

Parkinson do thoái hóa các tế bào thần kinh của nhân xám nằm ở trong não, các tế bào này bình thường tiết ra Dopamine một chất trung gian dẫn truyền thần kinh, điều khiển sự vận động.

Nguyên nhân gây tổn thương có thể do di truyền, do môi trường, sống, nhiễm độc, tuổi cao, tai biến mạch máu não, mất quá nhiều máu. Hậu quả làm giảm chức năng tiết Dopamine của hệ thần kinh, thiếu Dopamine sẽ gây ra bệnh này.

Tế bào thần kinh là loại tế bào biệt hóa cao, khi đã chết không có khả năng tái sinh đây chính là vấn đề nan giải. Các thầy thuốc y học hiện đại giải quyết bệnh này chỉ là giải pháp tình thế, việc trị khỏi căn bệnh này còn là vấn đề nan giải.

Những năm gần đây, người ta đã và đang nghiên cứu rất nhiều biện pháp trị bệnh này:

- Ghép tế bào gốc vào não để các tế bào này biệt hóa tiết ra Dopaminne.

- Gắn chíp điện và máy phát xung nhỏ vào cơ thể để kích thích tiết ra Dopamine.

- Sử dụng chất chống oxy hóa Coenzim Q-10 để  trị.

- Sử dụng thuốc ngăn chặn hoạt động của Glutamat, một axit amin phá hủy tế bào thần kinh để trị.

Tuy nhiên chủ yếu vẫn còn nằm trong phạm vi nghiên cứu.

Chỉ có việc nghiên cứu các yếu tố tăng trưởng thần kinh nhằm kích thích tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh phục hồi hoặc kích thích các tế bào thần kinh vốn không hoạt động trở dậy hoạt động, tiết Dopamine, mới có hy vọng đáng kể trong việc đẩy lùi Parkinson.

ảnh minh họa

2.   Bệnh liệt run (Parkinson) theo Y học cổ truyền:

Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, do Can huyết và Thận âm suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật.

Biểu hiện của bệnh:

Bệnh diễn biến âm thầm, triệu chứng có thể chỉ ở một bên cơ thể. Đến khi có các triệu chứng sau đây bệnh mới được phát hiện:

- Chậm vận động: Đau và cứng đờ các cơ bắp khi đi lại hoặc lúc cử động, khó quay cổ - xoay người, chậm vận động như: mở hoặc cài khuy áo, cắt gọt hoa quả ... khó khăn

- Run: Thường ở đầu ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm là run xuất hiện khi nghỉ và giảm mất khi người bệnh chú ý làm việc khác.

- Mặt bất động: Vẻ mặt trở nên cứng, không biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt.

- Rối loạn dáng đi: Đi chậm, đầu hơi cúi, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, chân hơi co và không đánh tay được. Khi để đoạn chi ở một tư thế nào đó thì nó lâu trở lại vị trí bình thường.Khi thay đổi tư thế rất dễ bị choáng.

- Rối loạn giấc ngủ: Trầm cảm, lo âu và mệt mỏi.

- Rối loạn tiếng nói: Giọng nói nhỏ, khó nghe, tiếng nói đều đều, không diễn tả được cảm xúc của mình.

- Tăng trương lực cơ: Đặc trưng bởi hiện tượng bánh xe răng cưa, xuất hiện khi bệnh nhân co duỗi thụ động các khớp, cổ tay, khuỷu tay.

Ngoài ra còn có biểu hiện như rối loạn tiểu tiện, tăng tiết mồ hôi hoặc nước miếng, mặt bóng, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật.

ảnh minh họa

3. Biến chứng

Khoảng 40% người Parkinson bị trầm cảm. Ở khoảng 1/4 những người này, các triệu chứng trầm cảm xuất hiện nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Mặc dù những hạn chế thể lực do Parkinson có thể gây chán nản và căng thẳng, song trầm cảm ở một số người bệnh Parkinson thường không phải là phản ứng với sự tàn phế thể chất mà nhiều khả năng nảy sinh từ những thay đổi của não liên quan với bệnh.

Ngoài ra, khoảng 1/3 số người bị bệnh Parkinson cuối cùng sẽ bị sa sút trí tuệ, một tình trạng gồm mất trí nhớ, giảm sức phán đoán và thay đổi tính cách.

Các thuốc trị bệnh Parkinson cũng có thể gây một số biến chứng, gồm những cử động máy giật không tự chủ của tay và chân (loạn vận động), ảo giác, buồn ngủ, và tụt huyết áp khi đứng.

Các biến chứng khác của bệnh Parkinson gồm:

- Khó nhai và nuốt: Ở giai đoạn muộn của bệnh, các cơ dùng để nuốt có thể bị ảnh hưởng, khiến ăn uống khó khăn.

- Các vấn đề về tiết niệu: Bệnh Parkinson có thể gây tiểu không tự chủ hoặc bí đái. Một số thuốc trị bệnh, nhất là những thuốc chống tiết cholin, có thể gây tiểu tiện khó.

- Táo bón: Nhiều người bệnh Parkinson bị táo bón vì đường tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Táo bón cũng là một tác dụng phụ của việc dùng thuốc.

- Các vấn đề về giấc ngủ: Người bệnh Parkinson thường khó ngủ và hay thức giấc vào ban đêm. Họ ngủ không ngon giấc và thường cử động trong khi mơ (rối loạn hành vi giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Một số vấn đề về giấc ngủ có liên quan với trầm cảm.

- Rối loạn chức năng tình dục: Một số người bị bệnh Parkinson có thể giảm ham muốn tình dục. Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp nhiều yếu tố tâm lý và thể chất, hoặc có thể là hậu quả của các yếu tố thể chất đơn thuần.

4. Chế độ ăn uống cho người bị Parkinson

Đối với bệnh Parkinson, nên có một chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý kết hợp với sinh hoạt thể thao điều độ sẽ mang lại một sức khoẻ dẻo dai ở tuổi già và giúp phòng tránh và giảm thiểu khả năng mắc phải căn bệnh Parkinson.

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất để phòng tránh bệnh Parkinson mà các bác sĩ khuyên dùng là:

- Trong các bữa ăn hàng ngày nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, không thiên về bất cứ một loại nào, để bổ sung đầy đủ Vitamin và các loại khoáng chất có lợi cho cơ thể.

- Chú ý ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên hạt, để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người cao tuổi.

- Đối với người có triệu chứng bệnh Parkinson nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2lít nước 1 ngày.

- Tránh dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và Cholestoron, nên dùng dầu ăn thay mỡ.

- Không nên ăn hoặc uống các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, các chất cay nóng.

- Tránh sử dụng bia rượu và các chất kích thích có khả năng gây hại cho cơ thể.

- Ngoài chế độ ăn uống hợp lý như trên, người cao tuổi cần thường xuyên luyện tập thể thao như đi bộ 30 phút/ ngày. Luyện tập thể thao đều đặn giúp người già nâng cao sức khoẻ phòng tránh được rất nhiều loại bệnh đặc biệt là bệnh Parkinson.

5.   Phương pháp hỗ trợ điều trị Parkinson hiệu quả lâu dài bằng Đông y:

Theo Đông y, do Can huyết và Thận âm suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Muốn hỗ trợ điều trị hiệu quả Parkinson thì phải bổ huyết, dưỡng âm, hoạt huyết, bổ can thận, trừ phong thấp, thông lợi khớp.

Từ đó, phương pháp hiệu quả nhất được xác định phải bổ huyết, dưỡng âm, bồi bổ can thận, trừ phong thấp cho gân cơ vững vàng, dẻo dai – giúp đẩy lùi hiệu quả bệnh Parkinson.

THƯ CAN DƯỠNG HUYẾT PQA được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc “Nhu can dưỡng huyết thang” trong sách Thiên gia diệu phương, rất tốt cho người bị Parkinson, sản phẩm đã được chứng nhận dùng hiệu quả cho người bị Parkinson.

>>XEM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM<<

Vì sao chọn Đông y:

● Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm điều trị các bệnh Parkinson, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc (dùng thuốc hiệu quả thấp hoặc thuốc không còn tác dụng nữa) và có nhiều tác dụng phụ như làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng, tăng nhãn áp, rối loạn nhịp tim ...

● Sản phẩm THƯ CAN DƯỠNG HUYẾT PQA có các nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược có không tác dụng phụ, không cần phẫu thuật. Ngoài ra còn có ưu điểm giúp bổ huyết, bổ gan thận, trừ phong thấp cho người uống.

Chú ý:

* Trong quá trình sử dụng Thư can dưỡng huyết PQA, người bị Parkinson tuyệt đối kiêng:

- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá;

- Không sinh hoạt tình dục

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA 1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.

XEM CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ THÀNH CÔNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Số SPQC: 1588/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn