Đẩy lùi bệnh trĩ không cần phẫu thuật

23-05-2019 10:33 |
google news

SKĐS - Bệnh trĩ hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, là bệnh khá phổ biến, tỉ lệ mắc ước tính khoảng 40% dân số. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Một số hoàn cảnh được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ, dù không phải khi nào cũng giải thích được rõ cơ chế, như hiện tượng tiêu chảy hay táo bón kéo dài, thời kỳ thai nghén, chế độ ăn nhiều chất kích thích, dùng thuốc đặt hậu môn, luyện tập một số động tác thể thao gây tăng áp lực ổ bụng,…

Phân loại bệnh trĩ

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

- Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, nằm phía trên được lược, là loại trĩ thường gặp nhất.

- Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm phía dưới đường lược.

- Trĩ hỗn hợp: Tức là cả bị trĩ nội và trĩ ngoại, ban đầu búi trĩ xuất hiện từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong tức là bị trĩ nội, sau đó phát triển lan xuống cả đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài tạo thành trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp là giai đoạn muộn của bệnh trĩ, các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.

Chẩn đoán giai đoạn bệnh trĩ

Tùy theo mức độ, trĩ nội được chia làm 4 độ:

- Trĩ nội độ 1: Mới hình thành, các tĩnh mạch giãn nhẹ, đẩy niêm mạc lồi vào lòng trực tràng. Giai đoạn này chỉ có biểu hiện đi ngoài ra máu, kèm theo ngứa rát hậu môn.

- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, nhưng tự co lên được

- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, phải đẩy mới lên được

- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, luôn luôn ở ngoài hậu môn, không co lên được, có thể gây nghẹt dẫn đến hoại tử.

Trĩ ngoại thì được chia thành các mức độ:

- Trĩ ngoại không biến chứng: Búi trĩ thường trực ở rìa hậu môn, không có huyết khối, không nhiễm trùng, không loét, không đau, chỉ gây vướng víu. Trĩ ngoại không biến chứng chỉ cần xử lý bằng nội khoa.

- Trĩ ngoại có biến chứng: Búi trĩ ở rìa hậu môn, bị nhiễm trùng, lở loét, tắc mạch tạo thành các cục máu đông trong búi trĩ gây đau nhức. Điều trị trĩ ngoại có biến chứng là phẫu thuật.

Ảnh minh họa

Làm thế nào đẩy lùi trĩ không cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ có nên phẫu thuật? Không phải lúc nào mắc bệnh trĩ cũng cần phải phẫu thuật, bệnh trĩ hoàn toàn có thể điều khỏi bằng nội khoa mà không cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được xem là lựa chọn cuối cùng khi mà xử lý nội khoa thất bại hoặc là những trường hợp bệnh trĩ đã quá nặng.

Vậy thì, bệnh trĩ trong trường hợp nào thì xử lý nội khoa? Trường hợp nào thì phải can thiệp bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật?

Đối với bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 búi trĩ nhỏ, trĩ ngoại không biến chứng thì hoàn toàn có thể đẩy lùi bằng phương pháp nội khoa.

Điều trị phẫu thuật hoặc thủ thuật chỉ đặt ra đối với trĩ nội độ 3 búi trĩ to, trĩ nội độ 4, trĩ ngoại có biến chứng.

Đẩy lùi bệnh trĩ cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, bao gồm:

- Điều trị cơn trĩ cấp:

Trong trường hợp trĩ đang gây chảy máu, ngứa rát hậu môn, sưng nề,… thì phải điều trị ngay bằng thuốc giúp nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

- Đẩy lùi táo bón:

Táo bón liên quan trực tiếp đến bệnh trĩ cũng như ảnh hưởng đến kết quả nên đẩy lùi táo bón là biện pháp quan trọng.

Chế độ ăn nhiều chất xơ: Ăn nhiều rau, củ quả, uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 2,5 lít nước sôi để nguội,…. Không ăn thức ăn cay nóng, các chất kích thích như ớt, tỏi, rượu, bia, chè, café,…

Vận động hợp lí: Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao, ngày tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Sử dụng men sinh có chứa chất xơ hòa tan: Đây là biện pháp đơn giản, mang lại hiệu quả cao.

Xử lý bằng nội khoa:

Cách đẩy lùi bệnh trĩ không cần phẫu thuật là xử lý bằng nội khoa, vừa an toàn mà hiệu quả. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng TPCN An Trĩ Vương để hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ bằng đường uống một cách đơn giản. An Trĩ Vương có chứa các thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin, Magnesi có tác dụng nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, kháng viêm, giảm đau rát hậu môn. Đặc biệt có chứa Meriva tức là Curcumin phospholipid, giúp tăng hấp thu vào máu cao hơn 30% so với Curcumin từ nghệ thông thường, có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, làm giảm đáng kể tình trạng táo bón, và mau lành các tổn thương bệnh trĩ.

Công dụng của An Trĩ Vương:

Hỗ trợ đẩy lùi và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, như chảy máu, sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn,…

Cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm, nứt kẽ hậu môn,….

Hỗ trợ đẩy lùi và phòng ngừa táo bón;

Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

Bệnh trĩ khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi, thậm chí là sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Vì vậy, sau khi đẩy lùi phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh tái phát.

Dự phòng bệnh trĩ

Dự phòng bệnh trĩ vô cùng quan trọng, dự phòng sớm cho những người chưa mắc. Nếu đã mắc rồi thì các biện pháp dự phòng cũng giúp cho bệnh nhẹ đi. Ngoài ra, dự phòng còn nhằm mục đích tránh tái phát đối với những người đã điều trị khỏi,  dự phòng còn đặt ra cả với những người sau phẫu thuật cắt trĩ. Các biện pháp dự phòng cụ thể như sau:

- Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, củ, quả, trái cấy, uống nhiều nước (mỗi ngày uống ít nhất 2,5 lít nước sôi để nguội), hạn chế ăn các chất cay nóng, chất kích thích,....

- Hoạt động thể lực thường xuyên: Vận động, rèn luyện thân thể là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng bệnh trĩ, luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

- Chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lí: Ngủ đúng giờ và khoa học, mỗi ngày ngủ ít nhất 7 – 8 giờ, tránh căng thẳng kéo dài, hạn chế áp lực trong cuộc sống,… hạn chế các công việc gắng sức, bê, vác nặng, gánh nặng,.…

- Sử dụng các sản phẩm giúp dự phòng bệnh trĩ:

Bên cạnh thực hiện các biện pháp trên, có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, như An Trĩ Vương.

Sử dụng An Trĩ Vương kéo dài là biện pháp tốt để dự phòng bệnh trĩ. An Trĩ Vương rất an toan, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Đối với những người đã bị bệnh trĩ, khi đã điều trị khỏi bằng phẫu thuật, sử dụng TPCN An Trĩ Vương cũng có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi và dự phòng tái phát.

Số GPQC: 00285/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn