Hà Nội

Đầy hơi, chướng bụng và lời khuyên của thầy thuốc

25-04-2022 09:15 | Y học 360
google news

SKĐS - Đầy hơi, chướng bụng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, khó khăn trong ăn uống đôi khi làm phiền toái trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

1. Vì sao lại bị đầy hơi, chướng bụng?

Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng là do nhiều nguyên nhân:

- Do tích tụ hơi trong dạ dày và ruột: Khi chúng ta nuốt hơi có khoảng 2 - 3ml không khí vào dạ dày, đây là nguồn gốc của khí oxy và nitơ tích tụ lại trong ống tiêu hóa. Các khí sinh ra trong ống tiêu hóa (dạ dày và ruột) có thể đẩy hơi ra ngoài bằng động tác ợ hơi hay đánh hơi. Tích tụ hơi trong dạ dày có thể do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội, thói quen hay nhai kẹo cao su ...

- Do thức ăn: Bạn ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích. Có một số thức ăn hay gia vị (hành, tỏi...) khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi.

- Do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy, rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể gây tăng lượng hơi trong ruột. Khi có nhiều hơi được tạo ra do sự lên men các chất cacbonhydrat chưa tiêu hóa và chất xenlulose sẽ gây ra trung tiện nhiều.

Đầy hơi, chướng bụng tuy không  nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

Đầy hơi, chướng bụng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

- Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...).

- Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, chướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.

- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng.

- Ngoài ra chứng đầy hơi, chướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...

2. Biểu hiện và cách hạn chế đầy hơi, chướng bụng

Khi bị đầy hơi, chướng bụng bạn sẽ thấy:

  • Ợ hơi nhiều lần, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng)
  • Bụng bị ậm ạch, khó chịu, chướng, táo bón… Nặng hơn nữa có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực, triệu chứng này nổi bật sau khi ăn.
Ăn nhiều trái cây và rau xanh như rau họ cải, khoai lang, ngũ cốc, cam chanh sẽ giúp giảm đầy hơi. Ảnh minh họa

Ăn nhiều trái cây và rau xanh như rau họ cải, khoai lang, ngũ cốc, cam chanh sẽ giúp giảm đầy hơi. Ảnh minh họa

Cách hạn chế

Để hạn chế bị đầy hơi, chướng bụng, bạn nên:

  • Uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh như rau họ cải, khoai lang, ngũ cốc, cam chanh …
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác).
  • Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt…
  • Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi.
  • Hạn chế ống rượu và hút thuốc, đồ uống có cồn.
  • Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột. Nên đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Matxa bụng.
  • Nếu thường xuyên và hiện tượng đầy hơi chướng bụng kéo dài bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thời.
    Những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng gây đầy hơiNhững thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng gây đầy hơi

    SKĐS - Có nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây đầy hơi. Dưới đây là những thực phẩm gây đầy hơi và cách phòng tránh:

Xem thêm video được quan tâm

7 lợi ích của vitamin C


BS. Hoàng Hà (BV Đại Học Y HN)
Ý kiến của bạn