Hà Nội

Đau thắt ngực chưa chắc là bệnh tim

17-07-2019 14:42 | Y học 360
google news

SKĐS - Thực tế, triệu chứng đau thắt ngực đã làm cho nhiều người quan tâm, lo lắng vì đây là một dấu hiệu quan trọng mà chính bản thân họ kể cả bác sĩ thường nghĩ đến bệnh tim.

Tuy vậy, dấu hiệu thắt đau ngực còn có thể gặp trong các trường hợp đau lồng ngực hoặc đau cơ xương khớp ở ngực mà không phải do nguyên nhân từ tim.

Đau thắt ngực do bệnh tim

Theo các nhà khoa học, đau thắt ngực do bệnh tim hay đau thắt tim là tình trạng đau ngực gây ra bởi động mạch vành của tim bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt, lượng máu dẫn đến nuôi tim không đủ, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để bơm máu đi khắp cơ thể. Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về tim nghiêm trọng nào đó cần được lưu ý phát hiện kịp thời. Bất kỳ ai cũng có thể bị đau thắt ngực vì bệnh lý này thực tế do nhiều nguyên nhân gây nên.

Những người đã hoặc đang gặp phải những vấn đề về tim mạch thường sẽ bị triệu chứng đau thắt ngực nhiều hơn và tình trạng này diễn biến theo tuổi, nam giới trên 45 tuổi và nữ giới tên 55 tuổi thường có nhiều nguy cơ bị đau thắt ngực hay đau thắt tim hơn những người còn trẻ. Vấn đề cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau, vì vậy cần phải đi khám bác sĩ để phát hiện, chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời và phù hợp nhằm phòng ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra.

Đau thắt ngực chưa chắc là bệnh tim

Triệu chứng ban đầu của đau thắt ngực do bệnh tim là đau, có cảm giác khó chịu; cơn đau có thể bắt đầu ở ngực, thỉnh thoảng lan đến lưng, cổ, vai trái và xuống cả cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái; đôi lúc người bệnh có thể có các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu. Cơn đau thắt ngực có thể kèm theo các triệu chứng như ra mồ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng, khó thở...

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào ba loại đau thắt ngực mắc phải gồm:

- Đau thắt ngực ổn định xảy ra khi người bệnh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường, cơn đau thường có thể cảm nhận trước được và diễn biến trong thời gian ngắn khoảng 5 phút, có cảm giác ợ nóng hoặc khó tiêu; cơn đau thắt ngực có thể lan tỏa đến tay, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Như vậy trên thực tế, đau lồng ngực là một bệnh lý xảy ra khá phổ biến và nhiều bệnh nhân được các bác sĩ phát hiện từ cơn đau thắt ngực, những trường hợp này ít khi gây nên vấn đề về y tế nghiêm trọng như đau thắt ngực do bệnh tim. Trong phần lớn các trường hợp, một bác sĩ có chuyên môn giỏi và thận trọng sẽ dễ dàng phát hiện, chẩn đoán nguyên nhân gây đau lồng ngực và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Do đó đau thắt ngực chưa chắc là đã mắc bệnh tim như nhiều người thường nghĩ, vì vậy cần lưu ý đến vấn đề này để phân biệt đau thắt ngực do bệnh tim và đau thắt ngực do đau lồng ngực từ các bệnh lý khác đã nêu ở trên để tránh nhầm lẫn nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.

- Đau thắt ngực không ổn định có cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khi đang ngủ hoặc đang nghỉ ngơi, cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài đến khoảng 30 phút; theo thời gian nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

- Đau thắt ngực mao mạch hay đau thắt ngực vi mạch có cơn đau trầm trọng và kéo dài hơn các cơn đau thắt ngực khác, kèm theo cơn đau là những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi; đặc biệt cơn đau thường xuyên xảy ra trong các hoạt động thường ngày và khi cảm thấy căng thẳng.

Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài và không chấm dứt ngay cả khi nghỉ ngơi và sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực, đây có thể là dấu hiệu của chứng nhồi máu cơ tim, nên gọi ngay bộ phận cấp cứu đến hỗ trợ 115 hoặc đến ngay bệnh viện nơi gần nhất để được xử trí kịp thời tránh nguy cơ đột tử.

Nguyên nhân gây nên cơn đau thắt ngực do nhiều bệnh lý khác nhau. Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi lưu lượng máu đi đến cơ tim giảm, máu lại mang oxy rất cần thiết cho các hoạt động của tim; vì vậy khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Nguyên nhân thông thường dẫn đến cơn đau thắt ngực bao gồm: bệnh động mạnh vành do động mạch ở tim bị thu hẹp lại vì các mảng tích tụ từ cholesterol đã làm cho máu chảy qua gặp nhiều khó khăn, sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch; nhịp tim bất thường được gọi là loạn nhịp; thiếu máu nặng do thiếu hụt hồng cầu đảm nhận chức năng cung cấp oxy; co thắt động mạch vành dẫn đến giảm lưu lượng máu.

Đau thắt ngực có thể xảy ra do những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng bao gồm: hay bị căng thẳng, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống; cao tuổi, cao huyết áp; có nồng độ chất béo trung tính triglyceride hoặc cholesterol trong máu cao; có người trong gia đình bị mắc bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim; hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài làm phá hủy các động mạch của cơ thể trong đó có các động mạch dẫn máu đến tim làm cho các mảng bám cholesterol tích tụ dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của máu.

Đái tháo đường do cơ thể không tự sản sinh ra đủ nội tiết tố insuline từ tuyến tụy tạng để chuyển hóa glucose thành năng lượng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, tăng khả năng xơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu; do béo phì và ít vận động nên tim sẽ phải hoạt động nhiều để cung cấp đủ máu đến các mô tế bào, ít vận động thể dục cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường... là nguy cơ gián tiếp dẫn đến đau thắt ngực.

Đau thắt ngực chưa chắc là bệnh timUng thư vú và ung thư phổi là hai loại ung thư phổ biến nhất có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Ảnh minh họa

Đau thắt ngực do đau lồng ngực

Nguyên nhân phổ biến của đau thắt ngực do đau lồng ngực là các vấn đề bệnh lý có liên quan đến cơ, xương, khớp và dây thần kinh của lồng ngực. Thực tế các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý đau lồng ngực ít nhất trong khoảng 25% bệnh nhân đến phòng cấp cứu vì triệu chứng đau thắt ngực.

Thật không may cho các trường hợp bệnh nhân khi đi khám bệnh bác sĩ đã không đưa ra sự chẩn đoán bệnh phù hợp, vấn đề này xảy ra do các bác sĩ tại phòng cấp cứu thường tập trung xác định bảo đảm người bệnh có bị bệnh đau tim hay không. Vì vậy khi bác sĩ đã loại trừ được vấn đề nghiêm trọng có liên quan đến bệnh lý đau tim, việc phát hiện và xử trí can thiệp sau đó sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh thực tế. Nếu người bệnh bị đau thắt ngực nhưng may mắn không có vấn đề bệnh lý về tim, cơn đau này sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh, chúng có thể giúp cho người bệnh biết rõ hơn để xác định cơn đau thắt ngực do đau lồng ngực.

Nguyên nhân gây đau lồng ngực có thể do nhiều bệnh lý khác nhau nhưng rất may mắn là trong phần lớn các trường hợp bệnh đều lành tính và thường có giới hạn, tuy vậy trong đó có một số trường hợp đau lồng ngực có diễn biến nghiêm trọng cần phải được điều trị cụ thể. Đau lồng ngực thường do những nguyên nhân phổ biến như: chấn thương lồng ngực, viêm khớp, hội chứng đau xương sườn dưới, hội chứng bóp nghẹt trước tim, đau cơ xơ, bệnh thấp khớp liên quan đau ngực, gãy xương, ung thư, khủng hoảng tế bào hình liềm...

Chấn thương lồng ngực

Chấn thương lồng ngực có thể gây ra những tổn thương như bong gân cơ hay căng dây chằng, chỗ tổn thương bị bầm tím hoặc có thể bị gãy cả xương sườn... Tình trạng chấn thương thường hay xảy ra sau các hoạt động có va chạm mạnh vào lồng ngực như chơi thể thao, bị tai nạn giao thông... hoặc thực hiện một số các hoạt động bình thường hàng ngày như cố gắng nâng một vật nặng...

Sự tổn thương có thể làm cho người bị chấn thương khó nhớ lại tình huống xảy ra một cách rõ ràng, đặc biệt là trong các trường hợp cơn đau thắt ngực khởi đầu chậm trễ. Do đó khi đánh giá triệu chứng đau lồng ngực, bác sĩ luôn luôn hỏi và đề cập vấn đề về các hoạt động trước đó có liên quan đến chấn thương lồng ngực.

Hội chứng đau xương sườn dưới

Hội chứng biểu hiện triệu chứng đau do một trong các xương sườn dưới gồm xương sườn thứ tám, thứ chín hoặc thứ mười do kết nối phần xơ sụn của nó với xương ức trở nên lỏng lẻo và thường xảy ra sau khi bị tác động của một số loại chấn thương; xương sườn di chuyển và chạm vào các dây thần kinh gần đó tạo ra cơn đau.

Với thương tổn bệnh lý, việc điều trị được thực hiện bằng phương pháp bảo tồn để tránh các hoạt động tạo nên cơ đau với mong muốn làm cho xương sườn được bình phục lại; tuy vậy trong một số trường hợp phương pháp phẫu thuật có thể được yêu cầu can thiệp để ổn định xương sườn bị trượt.

Hội chứng bóp nghẹt trước tim

Hội chứng này còn được gọi là hội chứng hãm tiền tâm với bệnh lý hoàn toàn lành tính, xảy ra khá phổ biến và thường thấy ở nhóm tuổi trẻ em hoặc thanh niên.Triệu chứng hay gặp là đau thắt ngực một cách đột ngột, rõ ràng; cơn đau thường xảy ra ở bên trái lồng ngực và kéo dài trong vài giây cho đến vài phút.Cơn đau cũng thường biểu hiện khi nghỉ ngơi, trong hoạt động và tăng lên khi thở; sau vài giây hoặc và phút thì cơn đau sẽ thuyên giảm hoàn toàn.Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lý của hội chứng này chưa được biết rõ và chưa xác định được ý nghĩa về mặt y khoa của bệnh lý.

Đau cơ xơ hóa

Đây là một hội chứng tương đối khá phổ biến gây nên cơn đau thắt ngực bao gồm nhiều cơn đau cơ xương lan tỏa. Triệu chứng đau thắt ở lồng ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh lý này và có nhiều triệu chứng khác đi kèm theo với cơn đau như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa...; đây là một bệnh lý mà nhiều bác sĩ khi mô tả biểu hiện bệnh rất khó xác định và chúng là vấn đề vẫn còn khó hiểu.

Bệnh thấp khớp liên quan đến đau lồng ngực

Bệnh lý đau lồng ngực liên quan đến viêm cột sống hoặc viêm khớp xương sườn có thể được ghi nhận đối với một số trường hợp người bệnh bị thấp khớp trước đó; đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến... Mặc dù trong thực tế hiếm khi triệu chứng đau thắt ngực là triệu chứng duy nhất có liên quan đến với bất kỳ tình trạng bệnh lý nào trong số các trường hợp bệnh này nhưng biểu hiện đau thắt lồng ngực không rõ nguyên nhân được đánh giá là có thể liên quan đến bệnh viêm khớp hoặc bất kỳ một ảnh hưởng của tình trạng viêm nào khác.

Gãy xương lồng ngực

Gãy xương lồng ngực gây đau thắt ngực có thể phát hiện ở những vận động viên tham gia và các động tác khó khăn, lặp đi lặp lại nhiều lần có liên quan đến phần trên cơ thể như những vận động viên chèo thuyền hoặc vận động viên bóng chày... Tình trạng gãy xương lồng ngực cũng có thể gặp ở những người bị bệnh loãng xương hoặc thiếu hụt vitamin D.

Ung thư

Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư có thể xâm lấn vào lồng ngực và có thể tạo nên cơn đau thắt ngực đáng kể.Thực tế ung thư vú và ung thư phổi là hai loại ung thư phổ biến nhất có thể gây ra cơn đau thắt ngực.Trường hợp ung thư nguyên phát của xương sườn là một tình trạng rất hiếm gặp cũng có thể gây nên triệu chứng đau thắt ngực.

Rối loạn tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm

Cho đến bây giờ các nhà khoa học mới tin rằng triệu chứng đau thắt lồng ngực đôi khi có thể thấy ở những bệnh nhân bị rối loạn tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm và cũng có thể là do tình trạng nhồi máu nhỏ ở xương sườn. Cơn đau xương sườn thường được xử trí can thiệp và giải quyết nhanh khi tình trạng rối loạn hồng cầu hình lưỡi liềm được điều trị, kiểm soát tốt.


BS. NGUYỄN VÕ HINH
Ý kiến của bạn