Hà Nội

Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh

13-01-2022 19:00 | Y học 360
google news

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đau dây thần kinh tọa gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa hay còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh hông to. Đây là một trong số các bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh. Bệnh được biểu hiện với những cơn đau nhức âm ỉ tại khu vực thắt lưng. Dần dần, các cơn đau có xu hướng lan rộng xuống các chi dưới và gây cản trở tới quá trình di chuyển và sự vận động của con người.

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa là do các đĩa đệm, gai xương, cột sống hoặc các khối u bất thường chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Trong đó, điển hình nhất là do căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Dựa theo các số liệu thống kê cho biết có đến 70 - 90% người bệnh thoát vị đĩa đệm bị đau dây thần kinh hông to.

Đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 60 chiếm tỷ lệ cao hơn.

Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. Ngoài ra, các chi dưới còn mất đi cảm giác và rất dễ bị tê liệt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các biểu hiện bệnh lý sẽ có sự khác nhau giữa các đối tượng. Nhìn chung, đau dây thần kinh tọa điển hình bởi một số triệu chứng sau đây:

- Các cơn đau sẽ xuất hiện tại khu vực của thắt lưng, tăng khi làm công việc nặng, hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột

- Các cơn đau lan dọc theo hướng đi của hệ thống dây thần kinh tọa, gây đau cho hông, đùi, cẳng chân, có thể kéo dài xuống tận bàn chân

- Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh sẽ bị đau rát, tê nóng và có cảm giác như có kiến bò.

- Cong vẹo, biến dạng cột sống, gây mất thẩm mỹ

- Các cơn đau có tính chất cơ học, tần suất đau sẽ tăng lên khi thực hiện các động tác xoay người và giảm nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi nhiều.

- Các cơn đau nhức xương khớp sẽ có xu hướng tăng lên khi thời tiết chuyển lạnh và hay xuất hiện vào ban đêm. Ở một số trường hợp khác, người bệnh sẽ bị đau nhức liên tục kể cả khi nghỉ ngơi.

- Bên cạnh đó, một số người bệnh còn gặp phải biểu hiện: nhiệt độ da giảm, tuyến mồ hôi bị rối loạn, đánh mất phản xạ dựng lông.

Khi thấy một trong những triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là những yếu tố thường gặp nhất:

Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các cơn đau thần kinh hông to. Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lồi, trượt hoặc thoát ra khỏi bao xơ rồi chèn ép lên các tổ chức xung quanh như lỗ đốt sống, tủy sống, hệ thống dây chằng và rễ thần kinh.

Dị tật bẩm sinh ở cột sống

Trường hợp này tương đối hiếm nhưng không phải không thể xảy ra, nó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, nhất là khi dị tật cột sống được giải phẫu.

Các bệnh lý liên quan tới cột sống khác

Cơn đau thần kinh tọa có thể là hệ quả của một số bệnh lý cột sống như:

- Bệnh loãng xương do mật độ xương suy giảm khiến cột sống bị sụt lún, chèn vào dây thần kinh hông to và các mô mềm xung quanh.

- Thoái hóa cột sống thắt lưng gây suy yếu khoang đĩa đệm, khớp liên mấu, mô mềm… làm thay đổi cấu trúc bình thường của cột sống và hệ quả là sự chèn ép rễ thần kinh.

- Viêm cột sống: Gây ra do tình trạng cột sống bị nhiễm trùng bởi trực khuẩn lao hoặc cũng có thể do da bị nhiễm trùng, phổi nhiễm trùng gây tụ cầu, tiết niệu…

- Viêm cột sống dính khớp: Bệnh biểu hiện bởi tình trạng tê cứng các khớp vùng cột sống của thắt lưng, sự sinh liền đốt sống và sự vôi hóa dây chằng làm cho không gian giữa các đốt sống bị thu hẹp lại, chèn ép vào rễ thần kinh gây nên những cơn đau cho người bệnh.

Do chấn thương

Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông… tác động trực tiếp lên hệ xương cột sống, xương chậu và ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

Các yếu tố nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, đau dây thần kinh tọa cũng có thể bị tác động bởi một số yếu tố dưới đây:

- Sự lão hóa xương khớp tự nhiên do tuổi tác.

- Thừa cân, béo phì.

- Người thường xuyên làm việc nặng nhọc.

- Người ít/lười vận động.

- Người mắc bệnh tiểu đường.

- Yếu tố di truyền.

Để điều trị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường. Bài thuốc được các chuyên gia xương khớp trong nước và quốc tế đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả điều trị.

Cách chữa đau thần kinh tọa nhờ An Cốt Nam

An Cốt Nam được nghiên cứu dựa trên hai bài thuốc cổ phương là "Độc hoạt tang ký sinh" và "Quyên Tý Thang". Để phù hợp hơn với thể trạng cũng như tăng cường hiệu quả sử dụng, An Cốt Nam đã gia giảm thêm một số loại dược liệu quý trong sách Dược điểm IV như Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo...

Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh - Ảnh 1.

Bài thuốc này đã được tích hợp một cách khoa học trong một phác đồ toàn diện gồm 3 liệu pháp: Thuốc uống - cao dán - vật lý trị liệu. Với  phác đồ "kiềng 3 chân" vững chắc, An Cốt Nam cho hiệu quả chữa đau thần kinh tọa tối ưu hơn:

Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh - Ảnh 2.

Phác đồ điều trị tổng hợp "Kiềng 3 chân" An Cốt Nam

Mỗi liệu pháp với những vai trò riêng biệt đều có những đóng góp nhất định vào sự thành công của tổng phác đồ. Trong đó, thuốc uống quyết định tới hơn 85% hiệu quả điều trị bởi những ưu điểm nổi bật sau:

- Bài thuốc được nghiên cứu dựa trên cơ địa người Việt nên mang lại hiệu quả điều trị cao.

- Thuốc uống sắc sẵn ở dạng cao lỏng nguyên chất bằng phương pháp chiết tinh chất ở nhiệt độ cao trong suốt 24 giờ liên tục. Phương thức điều chế này giúp khắc phục tính mùa vụ của dược liệu, các tinh chất có điều kiện thẩm thấu nhanh, gia tăng hiệu quả gấp 3 - 4 lần so với các dạng điều chế khác.

- Bài thuốc cam kết 3 không: Không trộn lẫn tân dược, không chứa phụ gia và chất bảo quản, không hại gan thận dạ dày.

Người bệnh có thể sử dụng cao dán thay thế một số loại thuốc giảm đau tại chỗ để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe. Khuyến cáo này được bác sĩ đưa ra với nhiều trường hợp người bệnh. Cao dán An Cốt Nam có hiệu quả tác động lên đến 48h, giảm đau sau 30 phút sử dụng. Cao được đựng trong túi díp để đảm bảo hàm lượng dược tính.

 Người bệnh có thể đẩy lùi đau thần kinh tọa sau 1 tháng sử dụng nếu như tuân thủ đúng lộ trình được bác sĩ đưa ra. Kết quả kiểm chứng hơn 5000 bệnh nhân điều trị bằng An Cốt Nam rút ra được lộ trình cụ thể như sau:

Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh - Ảnh 3.

Lộ trình điều trị đau dây thần kinh tọa của An Cốt Nam

An Cốt Nam là phác đồ Đông y trong chữa bệnh xương khớp nói chung, bệnh đau dây thần kinh tọa nói riêng mà người bệnh không nên bỏ qua.

Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

- Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

- Hotline: 0903.876.437

 


PV
Ý kiến của bạn