Ở trẻ em, đau tai chủ yếu do viêm tai, trong khi ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây đau tai:
- Nhiễm trùng ống tai ngoài màng nhĩ
- Eczema trong ống tai
- Tắc nghẽn tai do ráy tai
- Các vấn đề răng lợi như răng khôn, áp xe miệng, v.v…
- Đau răng
- Dịch tích tụ trong màng nhĩ, thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn
- Tổn thương ống tai do vật sắc nhọn
- Đau dây thần kinh mặt
- Nhiễm trùng họng như viêm amiđan, viêm họng
- Lạnh
- Đau hàm
- Đau ống tai
- Nang lông bị nhiễm trùng trong ống tai
- Viêm xoang
Triệu chứng của đau tai:
- Mất ngủ vì đau
- Trẻ có thể bị sốt
- Chán ăn ở trẻ
- Chảy nước mũi
- Ho
- Khó giữ thăng bằng
- Trẻ có thể giật, kéo hoặc vò tai liên tục
Bạn cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện cứng cổ, không dỗ được hoặc mệt mỏi, lờ đờ.
Chẩn đoán:
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau tai do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ dùng ống soi tai để kiểm tra tai. Nếu màng nhĩ tốt, nó sẽ có màu xám hồng nhạt và trong suốt. Nếu có bất cứ nhiễm trùng nào trong tai, màng nhĩ sẽ có màu đỏ hoặc bị sưng. Tùy thuộc vào tình trạng, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Điều trị đau tai:
Nói chung, đau tai có thể được điều trị và thường không để lại hậu quả. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc giảm đau ibuprofen, paracetamol… Bạn cũng có thể dùng miếng vải flanen lạnh đắp lên tai đau chừng 20 phút để giảm đau. Tuy nhiên, cần cẩn thận để tai trong không bị ẩm ướt. Cũng có thể bạn cần thuốc nhỏ tai, tuy nhiên, tránh dùng thuốc nhỏ tai nếu màng nhĩ đã bị thủng. Đối với một số trường hợp viêm tai, bác sĩ cũng có thể kê kháng sinh. Nếu bạn thường xuyên bị đau tai hoặc bị viêm tai thường xuyên, bạn có thể cần các vòng day (ống nhỏ) để bảo vệ tai không bị ướt hoặc bị viêm.