Trong điều kiện bình thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Không những thế, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến người bệnh càng đau nhức, khó chịu. Bệnh gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.
Chuyển mùa, tiết trời mưa, lạnh, hoặc ẩm thấp là những thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi thời tiết ấm và dễ chịu hơn, người bệnh có thể thấy thoải mái hơn song các tổn thương xương khớp vẫn còn và có thể đang phát triển.
Triệu chứng đau nhức xương khớp
Triệu chứng đau khớp khi thay đổi thời tiết có biểu hiện rất đa dạng. Có trường hợp khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng đỏ, tê cứng và đau buốt, người khác lại mô tả đầu gối đau nhức, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục. Tình trạng cứng khớp cũng khá phổ biến, nhất là sáng ngủ dậy, cảm giác như chân bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, người bệnh thường phải xoa bóp một lát mới vận động bình thường được. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn khiến các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Với những người bị thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ... Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần. Sụn khớp bị hủy hoại thường là khởi đầu của quá trình thoái hóa tại khớp. Đây cũng là nguyên nhân gây đau đớn của bệnh nhân khớp. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau, người bệnh sẽ có cảm giác lạo xạo và đau đớn.
Kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa
Để kiểm soát những cơn đau khớp thi chuyển mùa, thay đổi thời tiết, nhiều người lựa chọn di chuyển đến nơi có thời tiết hay khí hậu lý tưởng hơn cho bệnh viêm khớp nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp khả thi cho mọi người. Cần điều trị tích cực căn bệnh xương khớp là điều quan trọng để đẩy lùi những cơn đau nhức, ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm đau tạm thời:
Giữ ấm cơ thể
Khi nhiệt độ giảm, thời tiết thay đổi, bạn cần chủ động giữ ấm cơ thể, giữ ấm các khớp bằng cách tắm với nước ấm, mặc đủ ấm, sử dụng tất chân, găng tay,… để nhiệt độ phòng ngủ ấm áp. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng...
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên để đối phó với đau nhức xương khớp khi giao mùa, vì thế cần sử dụng dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ.
Giảm áp lực cho xương khớp
Càng lao động nặng, đi lại nhiều thì đau nhức xương khớp khi giao mùa càng nghiêm trọng. Vì thế, giảm áp lực cho các khớp sẽ giúp giảm đau hiệu quả, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác nếu bạn cần bê vác vật nặng.
Nâng cao sức khỏe
Nâng cao sức khỏe tổng thể là cách giúp giảm và phòng ngừa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp cho người đau khớp, tránh các môn thể thao đối kháng.
Bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp
Quá trình thoái hóa sụn khớp là không thể tránh khỏi nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này. Người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp, nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Khớp ST, với các thành phần tinh chất thực phẩm, được bào chế từ các nguồn dược liệu Đông y lành tính với thể trạng người Việt Nam như: ý dĩ, tang ký sinh, phòng phong, thổ phục linh, thương truật, đan sâm, ngưu tất, độc hoạt, khương hoàng, cam thảo, bạch chỉ,...
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ quốc tế, đã được kiểm định lâm sàng giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, hỗ trợ làm giảm sưng đau khớp xương, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt. An Khớp ST dùng tốt cho người bị sưng đau khớp xương, cứng khớp khó vận động, đau mỏi lưng gối, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay do khí huyết ứ trệ, do phong thấp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách phòng tránh đau nhức xương khớp khi giao mùa. Bên cạnh việc dùng thuốc, nâng cao sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và tập luyện đúng cách, người bệnh nên bổ sung An Khớp ST với liều dùng ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên để hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, giảm sưng đau.
Chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty CP đầu tư và thương mại Thiên Ý Pharma
Số 11, ngõ 116 đường Bưởi, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
https://thienypharma.vn/an-khop-st/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.