1.Vì sao bị đau nhức hốc mắt?
Hốc mắt có cấu tạo là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Tổ chức hốc mắt bao gồm:
-Bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh.
-Các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo
-Hệ thống tĩnh mạch hốc mắt.
-Hệ thống bạch huyết.
Đó là những yếu tố giữ cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt, khi có biến đổi do bệnh đau hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu… gây ra thì người bệnh dễ dàng nhận biết.
Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:
-Mí mắt sưng.
-Cảm giác mắt lồi ra.
-Có thể bị song thị.
-Đôi khi gây đau và thị lực giảm sút.
Dấu hiệu đau hốc mắt dễ nhận biết nhất là lồi mắt và hạn chế vận nhãn.
Đau nhức hốc mắt không chỉ báo hiệu các bệnh về mắt mà còn có khả năng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh… Vì thế khi bị đau nhức hốc mắt, cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh.
2.Đau nhức hốc mắt là triệu chứng của bệnh gì?
Đau nhức hốc mắt không đơn thuần là hiện tượng mỏi mắt mà nó còn báo hiệu các bệnh nguy hiểm khác:
-Viêm hốc mắt: Chủ yếu xuất phát từ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng dẫn đến viêm tổ chức hốc mắt, viêm tổ chức vách ngăn, viêm xoang sàng. Đau hốc mắt do viêm thường để lại biến chứng như đau nhức, lồi mắt, liệt vận nhãn, giảm thị lực và phù nề kết mạc…
-U hốc mắt: đau nhức mắt rất có thể hốc mắt đã hình thành khối u, vì thế người bệnh cần nhanh chóng đi khám để xác định u lành tính hay ác tính. U lành tính: u mạch hang, u bạch mạch, u màng não…; U ác tính: u nguyên bào thần kinh, sarcom cơ vân, u lympho, ung thư biểu mô vảy…
Đau hốc mắt có thể do mắt đã hình thành khối u
Đa số u hốc mắt phát triển trong các tổ chức mô mềm, từ từ và trong thời gian dài. U lành thường ít đau nhức, khó phát hiện nhưng người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị theo dõi.
- Chấn thương : Chấn thương mắt có thể gây xuất huyết nhãn cầu, rách hay bầm dập tổ chức trong mắt và để lại dị tật trong hốc mắt. Vì vậy, khi chấn thương mạnh gây đứt mạch máu hốc mắt bệnh nhân cần được điều trị kịp thời.
- Giãn tĩnh mạch: Vì tĩnh mạch chứa nhiều mạch máu, khi giãn nở sẽ làm mắt trở nên lồi ra. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thường xảy ra tình trạng đau nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, kèm đau đầu…
- Biến chứng khi bị viêm xoang trán: Xoang trán nằm trên ổ mắt gần lông mày và có nhiệm vụ tiết dịch nhầy chảy qua mũi. Khi dịch nhầy không lưu thông, bị bít tắc sẽ sinh ra viêm nhiễm, làm tăng áp lực lên mắt và trán sẽ gây đau hốc mắt, đặc biệt khi khịt mũi, cúi người hay thời tiết thay đổi.
- Biến chứng của tiểu đường: Tiểu đường không chỉ gây biến chứng mờ mắt, suy giảm thị lực mà còn gây đau nhức vùng quanh mắt, đặc biệt là hốc mắt. Đây là biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa.
- Bệnh Graves: Graves là bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phình đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn. Bệnh cũng gây lồi mắt với các biến chứng như chói mắt, chảy nước mắt, đau hốc mắt…
- Đau nhức hốc mắt do COVID-19: Theo các nghiên cứu bệnh nhân mắc COVID-19 có thể gây ra một số bệnh lý ở hốc mắt, khiến hốc mắt bị đau nhức. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây đau hốc mắt do COVID có thể là do việc sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt là ở người có bệnh nền.
- Ngoài ra, có một số bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, nội thần kinh, viêm tai mũi họng… cũng có thể là thủ phạm khiến đau nhức hốc mắt.
Xoang trán gần mắt sẽ gây đau hốc mắt, đặc biệt khi khịt mũi.
3.Xử trí khi đau nhức hốc mắt
- Nếu mới bị đau nhức hốc mắt nhẹ có thể áp dụng các cách giảm đau hốc mắt tại nhà:
- Cần cho mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, nhất là những người ngồi lâu trước máy tính.
- Uống thuốc và nhỏ thuốc chống nhức mắt.
- Tránh nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời, nên đeo kính râm khi đi ra ngoài trời.
- Đắp gạc lạnh lên mắt để làm dịu, giảm mỏi và đau nhức mắt.
- Có thể mat-xa mắt nhẹ nhàng để máu được lưu thông giảm triệu chứng nhức mỏi.
Nếu đã thực hiện những điều trên mà các triệu chứng đau nhức hốc mắt không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Sức khỏe tâm thần và chương trình tư vấn miễn phí từ Davipharm