Theo tiến sĩ Mark Messina, giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Mỹ, ông đã dành nửa cuộc đời để nghiên cứu về đậu nành và nhận thấy loại hạt này không gây nữ hóa ở nam giới.
Nhà khoa học này đã nghiên cứu nhóm nam giới ở độ tuổi từ 18-35 sử dụng đậu nành và đưa ra kết luận loại thực phẩm này không tác động lên . Ngược lại nó còn hỗ trợ điều trị vô sinh ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Vị tiến sĩ này khẳng định các dữ liệu thông tin nhà sư ăn đậu hũ (đậu nành) làm giảm ham muốn tình dục là không có căn cứ. Loai thực phẩm này không làm giảm nội tiết tố ở nam giới.
Ngoài ra, do chất đạm trong đậu nành tốt hơn thịt bò nên chúng còn giúp làm giảm 25-48% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tiến sĩ, bác sĩ Chisato Nagata (khoa Dịch tễ và Y tế dự phòng, ĐH Y khoa Gifu, Nhật Bản) khẳng định, hàng ngày đàn ông Nhật Bản vẫn ăn các món chế biến từ đậu nành và chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm này làm giảm "bản lĩnh đàn ông". Bà còn đưa ra số liệu chứng minh đàn ông Nhật Bản có số lượng tương đương hoặc cao hơn so với nam giới vùng Bắc Âu.
Bác sĩ CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cũng cho rằng đậu nành là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ.
Nếu áp dụng cho chế độ hợp lý, thay thế cho các thành phần có nguồn gốc từ động vật, đậu nành có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, chống lão hóa, đột quỵ, loãng xương…