Theo đó, tất cả những người được chẩn đoán mắc Mpox, cũng nên được xét nghiệm HIV. Các nhà khoa học cũng khuyến nghị Tổ chức Y tế Thế giới đưa bệnh đậu mùa khỉ vào danh sách các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng đặc biệt nguy hiểm, đối với những người nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Mặc dù Mpox hiếm khi nghiêm trọng đối với những người nhiễm HIV được kiểm soát bằng điều trị, nhưng tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do Mpox đối với những người không được điều trị hoặc không ức chế được HIV là rất đáng lo ngại, GS. Chloe Orkin, chuyên gia về HIV, Đại học Queen Mary, London cho biết.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đảm bảo những người nhiễm HIV được chẩn đoán và tiếp cận an toàn với điều trị. Xét nghiệm HIV định kỳ cho tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh Mpox, có khả năng làm giảm tử vong liên quan đến Mpox và nhiễm HIV tiến triển.
Mpox có thể gây nguy hiểm cho những người nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Theo nghiên cứu, đợt bùng phát Mpox lan rộng khắp thế giới vào năm 2022, nhiều trường hợp trong số này xảy ra ở nam có quan hệ tình dục đồng giới và 38% - 50% những người được chẩn đoán mắc bệnh bệnh đậu mùa khỉ sống chung với HIV. Phần lớn trong số họ đang điều trị HIV và sống khỏe mạnh.
Trong nghiên cứu này, các bác sĩ lâm sàng đã xem xét 382 trường hợp người nhiễm HIV giai đoạn nặng và nhiễm đậu mùa khỉ, trong đó có 27 người đã chết do Mpox.
GS. Orkin cho biết, virus bệnh đậu mùa khỉ dường như hoạt động hoàn toàn khác ở những người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Thông thường đậu mùa khỉ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nơi xâm nhập, nhưng trong những trường hợp này, nó gây tổn thương da hoại tử lan rộng. Ngoài ra còn có tỷ lệ nhiễm trùng nặng cao. Trong một số trường hợp, bệnh nhân đã có những tổn thương phổi bất thường.
Đây là dạng Mpox nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hầu hết nam thanh niên có quan hệ tình dục đồng giới và dẫn đến tử vong ở 15% những người nhiễm HIV giai đoạn cuối, các nhà nghiên cứu cho biết.
Do đó, ngoài việc xét nghiệm HIV cho tất cả những người bị Mpox, tất cả những người có nguy cơ nhiễm HIV và bị ức chế miễn dịch, nên được ưu tiên tiêm vaccine Mpox và dùng thuốc kháng virus…
Mời độc giả xem thêm video:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng