Hà Nội

Đâu là vấn đề sức khỏe hàng đầu mà các nước đang phát triển như Việt Nam cần phải quan tâm hơn?

TS. David Nabarro

TS. David Nabarro

01-03-2017 11:13 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - David Nabarro là Tiến sĩ Y khoa đã dành cả cuộc đời mình để phục vụ cộng đồng. Ông đã làm việc trong các cộng đồng và bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ,

David Nabarro là Tiến sĩ Y khoa đã dành cả cuộc đời mình để phục vụ cộng đồng. Ông đã làm việc trong các cộng đồng và bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ và trong hệ thống Liên Hiệp Quốc với vai trò dẫn dắt các chiến dịch y tế toàn cầu, điều hành các cuộc ứng phó trước các cuộc khủng hoảng và bùng phát dịch bệnh, quản lý và dẫn dắt cải tổ trong các tổ chức lớn, phối hợp nghiên cứu và giảng dạy... Ông hiện đang là 1 trong 3 ứng cử viên cho vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới - WHO.

Ông vừa dành cho SK&ĐS cuối tuần một cuộc trao đổi ngắn về những thách thức sức khỏe mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt.

Trao đổi với TS. David NabarroTS. David Nabarro

PV: Xin ông cho biết đâu là các vấn đề sức khỏe mà những nước đang phát triển như Việt Nam cần phải quan tâm hơn? Kế hoạch của WHO trong việc hỗ trợ các nước này giải quyết vấn đề đó là gì?

TS. David Nabarro: Các nước đang phát triển đối mặt với những thách thức riêng, đặc biệt là giải quyết tình trạng bất bình đẳng sức khỏe và bệnh truyền nhiễm.

Về sự bình đẳng trong sức khỏe, tôi nghĩ việc con người có thể đạt được mức độ tốt nhất của sức khỏe và sự tiếp cận để được chăm sóc bất kể giới tính, sắc tộc hoặc vị trí xã hội là hoàn toàn cần thiết. Sức khỏe và của cải phân bổ không đồng đều trên thế giới, nghĩa là có quá nhiều người phải đối mặt với những cái chết có thể phòng tránh được, bệnh tật và sự đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, tôi chú trọng chính đến việc truy cầu sự bình đẳng.

WHO có thể làm được nhiều hơn nữa trong vấn đề này và tôi nghĩ chỉ có WHO mới có được được vị thế để khởi xướng và kết nối chính phủ và người dân trên toàn thế giới cùng hành động. Đây là một tổ chức có tầm nhìn toàn cầu, nằm ngoài sự ảnh hưởng và các tác động của chính trị để có thể xem xét các minh chứng và tìm ra cách thức thực hiện tốt nhất để giúp các nước áp dụng nó trong bối cảnh riêng của mình. Chương trình Phát triển Bền vững là dịp để tác động lên chính sách và đảm bảo các kết quả tốt hơn về sức khỏe trên toàn cầu và tôi nghĩ rằng việc tận dụng cơ hội từ Chương trình Phát triển Bền vững là rất cần thiết trong công tác này.

Giải quyết bệnh truyền nhiễm ở các nước đang phát triển là một thách thức lớn nhưng không phải là không thể vượt qua được. Chúng ta cần phải nhìn nhận lại tất cả các yếu tố nền tảng của sức khỏe - như sự tiếp cận nguồn nước uống sạch, nơi ở, vệ sinh tốt, biện pháp phòng bệnh và cuối cùng là phương pháp điều trị. Chính phủ có trách nhiệm chính đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình, tuy nhiên chính phủ cần tiếp tục tham khảo hướng dẫn chiến lược và lời khuyên của WHO. Tổ chức phải luôn có mặt và sẵn sàng để đáp lại lời kêu gọi.

WHO phải hỗ trợ tất cả các chính phủ, đặc biệt là những nước đang phát triển để tiếp cận chuyên môn và lời khuyên để giải quyết các vấn đề về bệnh truyền nhiễm. Tin tốt là điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được, chúng ta đã nhìn thấy bệnh bại liệt, bệnh thủy đậu và thậm chí bệnh sốt rét bị tận diệt ở các khu vực nhất định. Điều này đã được đưa xuống để phối hợp tiếp cận sức khỏe công cộng. Vai trò của WHO ở đây phải là để khởi xướng hành động cho tất cả các bên có liên quan – như chính phủ, ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà khoa học, xã hội dân sự và các doanh nghiệp để liên kết lại và cải thiện sự tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Đây sẽ là ưu tiên chủ chốt của Tổng Giám đốc WHO.

PV: Liên quan đến thay đổi khí hậu trong năm 2017, đặc biệt là việc ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân các nước, trong đó có Việt Nam, kế hoạch của WHO là gì, thưa ông?

TS. David Nabarro: Biến đổi khí hậu là một mảng tôi đặc biệt quan tâm. Thật sự với vai trò hiện nay của tôi là Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tôi đặt trọng tâm rõ ràng vào vấn đề biến đổi khí hậu. Một phần của vai trò đó là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch toàn cầu như COP 21, hiệp ước khí hậu Paris cũng như các hiệp định đa phương khác.

Việc giải quyết các mối đe dọa của ô nhiễm môi trường ngày một tăng cao cần phải được kết hợp chặt chẽ với các chính sách về môi trường và công nghiệp. Trong đó, cách tiếp cận “Một Sức khỏe” cần phải được thực hiện để ngăn chặn không chỉ trường hợp khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe mà còn cả về môi trường. WHO cần phải thúc đẩy các chính phủ giải quyết vấn đề ô nhiễm như một vấn đề cấp bách.

Không thể để thế hệ tiếp theo phải đi giải quyết những vấn đề mà chúng ta đang tạo ra. Và tôi rất nghiêm túc cho rằng mục tiêu của WHO là xây dựng một tương lai tốt hơn, khỏe hơn cho con người ở khắp nơi trên thế giới.

PV: Ngoài các vấn đề trên thì an toàn thực phẩm cũng đang là một trong những vấn đề sức khỏe mà Việt Nam phải đối mặt. Theo ông, các tổ chức sức khỏe địa phương cần có những hành động nào để quyết liệt hơn trong việc thúc đẩy an toàn thực phẩm?

TS. David Nabarro: Thực hành kém trong việc chế biến thực phẩm là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các bệnh có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều cấp độ để các tổ chức sức khỏe địa phương có thể sử dụng để cải thiện chất lượng. Đây là nơi mà các tổ chức như WHO cần phải giúp đỡ vì chúng tôi có thể lấy ví dụ từ các cách thực hành tốt nhất trên thế giới và giúp các nước khác áp dụng theo.

Ví dụ như có nhiều nước theo đuổi các chương trình kiểm tra nghiêm ngặt, cả tại thời điểm chế biến/ bán và trình độ sản xuất. Các nước khác lại tuân thủ theo cách tiếp cận khác bằng cách trừng phạt những người phạm tội lặp lại và công bố bảng xếp hạng. Nhưng ở các nước đang phát triển, bước đầu tiên là phải luôn giáo dục tốt hơn nữa để trước hết là giúp con người hiểu được đâu là các yếu tố rủi ro và làm sao để họ thay đổi hành vi của mình. Thường thì chỉ cần hướng dẫn họ làm những việc đơn giản đúng cách, như rửa tay và đồ dùng trước khi chế biến thức ăn.

PV: Xin cám ơn ông đã dành cho SK&ĐS cuối tuần cuộc trò chuyện thú vị với nhiều thông tin thiết thực này.


Anh Kiệt (thực hiện)
Ý kiến của bạn