Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, nếu không được đẩy lùi kịp thời có thể gây ra một số biến chứng, như hoại tử, loét, chảy máu, tắc mạch,….
Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, phía trên đường lược, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, phía dưới đường lược. Trĩ ngoại luôn nằm thường trực ở rìa hậu môn.
Ảnh minh họa
Triệu chứng bệnh trĩ như thế nào?
- Chảy máu: Biểu hiện sớm nhất cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp nhất, tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu đỏ, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia khi đại tiện táo bón. Đôi khi chỉ thấy máu dính bên ngoài khối phân cứng do táo bón, sau khi đi đại tiện máu sẽ ngừng chảy,
- Ngứa rát hậu môn: Do hậu quả của viêm, vùng hậu môn tăng tiết nhày gây cảm giác ẩm ướt, ngứa rát vùng hậu môn.
- Đau: Có thể xuất hiện đau cấp vùng hậu môn kèm với đi ngoài ra máu, đau do huyết khối gây tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ, có thể nứt hậu môn đi kèm.
- Sưng nề hậu môn: Ban đầu búi trĩ nhỏ, sau đó có thể to lên, sưng nề, đôi khi mắc nghẹt, gây đau nhức, bứt rứt, khó chịu.
- Sa búi trĩ: Thường xuất hiện muộn, sau một thời gian dài đi đại tiện có chảy máu, ban đầu chỉ là khối nhỏ sa ra ngoài hậu môn, có thể tự co lên được. Càng về sau khối đó to lên dần phải đẩy mới lên được, đến giai đoạn muộn búi trĩ luôn thường trực ở hậu môn không thể đẩy lên được.
- Thiếu máu: Nếu không đẩy lùi kịp thời, bệnh trĩ gây chảy máu kéo dài dẫn đến thiếu máu.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ có nhiều điểm chưa thật rõ ràng, có một số yếu tố nguy cơ như yếu tố gia đình, thể trạng béo phì, đặc thù công việc ngồi nhiều, lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai, táo bón, tiêu chảy kéo dài, hội chứng ruột kích thích,…. Các nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là:
- Táo bón kinh niên:
Khi bị táo bón, thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện, làm các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép, giãn ra, lâu ngày hình thành bệnh trĩ.
Ngoài ra, phân cứng giữ lâu trong trực tràng chèn ép mạch máu, làm máu khó lưu thông, ứ lại ở các tĩnh mạch trĩ, làm giãn các búi tính mạch trĩ, dần dần sẽ phát sinh bệnh trĩ.
- Chế độ ăn không phù hợp:
Thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi, thức ăn nhiều đạm, bánh ngọt, ăn mặn,… gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, có nguy có gây táo bón, giữ nước, làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
Các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, café, hút thuốc lá….gây nóng, ức chế nhu động đường tiêu hóa, giãn tĩnh mạch búi trĩ, rất dễ hình thành bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai:
Khi mang thai, sẽ làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, làm giãn nở các tĩnh mạch, trong đó các búi tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn rất dễ bị giãn, căng phồng lên.
Khi thai nhi càng lớn, khả năng chèn ép vào các tĩnh mạch chậu, làm ứ máu từ nửa dưới cơ thể, đây cũng là nguyên nhân làm giãn các búi tĩnh mạch trĩ.
Thai nhi còn chèn ép vào đại tràng, trực tràng, làm giảm nhu động ruột, giảm lưu thông trong lòng đại tràng. Ngoài ra, khi mang thai nhiều chị em xu hướng ít vận động, ngồi nhiều, thậm chí nằm suốt cả ngày,… hai yếu tố này làm tăng nguy cơ táo bón ở phụ nữ mang thai. Chính táo bón là thủ phạm hàng đầu của bệnh trĩ.
Sự gia tăng của các nội tiết tố khi mang thai, đặc biệt là progesteron khiến các thành tĩnh mạch dễ bị giãn. Progesteron còn làm chậm nhu động ruột, đóng góp vào nguy cơ gây táo bón.
- Đại tiện không đúng:
Thói quen nhịn đi đại tiện, làm phân ứ đọng lâu trong lòng đại tràng, đại tràng thường xuyên hút nước ở chất thải trong ống tiêu hóa, nên phân ứ đọng càng lâu càng khô cứng và càng khó đẩy ra ngoài. Ngoài ra, khi nhịn đi đại tiện, phân trong lòng đại tràng chèn ép lên búi tĩnh mạch trĩ, làm giãn căng các búi tĩnh mạch trĩ.
Rặn mạnh khi đi đại tiện, đại tiện không đúng tư thế, cũng là nguyên nhân làm cho búi tĩnh mạch trĩ giãn căng, là tác nhân gây bệnh trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn:
Quan hệ qua đường hậu môn rất dễ bị tổn thương, làm giãn thành hậu môn, gây áp lực và chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch trĩ, có nguy cơ rất cao hình thành bệnh trĩ.
- Tư thế làm việc không đúng:
Do đặc thù công việc, nhiều người làm việc ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng,… các tư thế làm việc như vậy kéo dài sẽ gây giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ gây táo bón, căng giãn các búi tĩnh mạch trĩ.
- Người cao tuổi :
Ở người cao tuổi, các chức năng co bóp của đại tràng, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm đáng kể, gây rối loạn đại tiện. Ngoài ra, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu, rất dễ làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
Người cao tuổi thường ít vận động hơn do tình trạng sức khỏe giảm sút, do mắc bệnh mạn tính như đau khớp, thoái hóa khớp, chân yếu,… chỉ muốn nằm hoặc ngồi một chỗ, ít đi lại. Hậu quả là nguy cơ cao bị táo bón và ứ máu ở các búi tĩnh mạch trĩ.
- Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân, béo phì do có trọng lượng cơ thể lớn, gây áp lực nặng lên vùng hậu môn trực tràng, làm căng giãn, chèn ép búi tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, thừa mỡ gây chèn ép vào vùng hậu môn, làm vùng này không được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Bệnh lí hậu môn trực tràng
Các bệnh lí vùng hậu môn trực tràng như viêm loét ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, u trực tràng, polyp trực tràng,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả bằng TPCN An Trĩ Vương Đối với bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 búi trĩ nhỏ, trĩ ngoại không biến chứng thì hoàn toàn có thể đẩy lùi bằng phương pháp nội khoa. Điều trị phẫu thuật hoặc thủ thuật chỉ đặt ra đối với trĩ nội độ 3 búi trĩ to, trĩ nội độ 4, trĩ ngoại có biến chứng hoặc là bệnh trĩ đã điều trị tích cực bằng nội khoa nhưng thất bại. đẩy lùi nội khoa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả bằng cách sử dụng TPCN An Trĩ Vương. An Trĩ Vương có chứa các thành phần Diếp cá, Rutin, Magie, Đương Quy có tác dụng nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, kháng viêm, giảm đau hậu môn. Đặc biệt có chứa Meriva tức là Curcumin phospholipid, giúp tăng hấp thu vào máu cao hơn gấp 30 lần so với Curcumin từ nghệ thông thường, giúp tăng tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, làm giảm đáng kể tình trạng táo bón, và mau lành các tổn thương bệnh trĩ. TPCN An Trĩ Vương cũng đã được chứng minh hiệu quả tốt giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ, táo bón ở viện Y học cổ truyền Trung ương nên người bĩ trĩ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Bệnh trĩ khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã khỏi, thậm chí là sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Vì vậy, sau khi đã khỏi vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh tái phát. Số GPQC: 00285/2019/ATTP-XNQC Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |