Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu điểm khác biệt giữa đại học và trường đại học?

06-12-2022 07:37 | Thời sự
google news

SKĐS - Sau thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, về tổ chức quản trị không có quá nhiều khác biệt giữa trường đại học và đại học.

Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022

SKĐS - Kinh doanh và quản lý, Máy tính và Công nhệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi là 5 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học cao nhất năm 2022.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học, học viện là cơ sở giáo dục bậc đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. Trong khi đó, đại học là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, gồm nhiều trường đại học và khoa thành viên.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, mô hình đại học sẽ giúp các trường tăng tính tự chủ, thể hiện trong việc phân cấp quản lý, quản trị các trường đại học và khoa trực thuộc. Khi trở thành đại học, cơ sở này có thể sáp nhập, hợp nhất một số khoa, viện thành trường thành viên. Việc thay đổi cơ cấu không chỉ xảy ra theo hướng cơ học, giảm bớt số ngành nhỏ lẻ, mà tạo ra các trường mang tính liên ngành nhiều hơn, giúp phát triển nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng đào tạo.

Sự khác biệt giữa đại học và trường đại học - Ảnh 2.

Đoàn thanh niên, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong một buổi lễ ra quân tình nguyện. Ảnh: HUST

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, về tổ chức quản trị không có quá nhiều khác biệt giữa trường đại học và đại học. "Không nên đánh giá trường đại học hay đại học có lợi hơn, đồng thời không coi đây là xu hướng, bởi mỗi cơ sở sẽ phù hợp với một mô hình".

Các điều kiện chuyển trường đại học thành đại học

Thực tế, hiện nay cả nước có 6 đại học, trong đó có 2 đại học quốc gia gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM; 4 đại học vùng, tương đương vùng thuộc Bộ GD&ĐT gồm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Các điều kiện chuyển trường đại học thành đại học được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định 99 (hiệu lực từ ngày 15/2/2020) áp dụng cho các trường đại học, học viện, đại học và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học:

Trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.

Trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp - với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

Trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1512/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm hoạt động bình thường không gây thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng số 1.785 cán bộ, trong đó 1.065 cán bộ giảng dạy cơ hữu, 805 tiến sỹ (chiếm 76,3%), 279 GS/PGS (chiếm 26,19%). Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức QS 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội nằm trong nhóm 33% các đại học tốt nhất châu Á. Tổ chức này cũng xếp Bách khoa Hà Nội vào nhóm các trường đại học công có quy mô đào tạo rất lớn và mức độ nghiên cứu rất cao.

Nhiều trường đại học dạy trực tuyến trước và sau Tết Nguyên đánNhiều trường đại học dạy trực tuyến trước và sau Tết Nguyên đán

SKĐS - Nhằm giảm tình trạng ùn tắc khi sinh viên về quê và trở lại trường, nhiều trường đại học dự kiến dạy trực tuyến 1-2 tuần trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn