Hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính – thách thức lớn của ngành y tế
Hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã và đang trở thành gánh nặng về y tế trên toàn cầu. Theo thống kê năm 2023, tỷ lệ lưu hành bệnh hen tại Việt Nam là 4,1%; còn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2%, đồng thời đây là cũng là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3. Số liệu này vẫn đang có xu hướng tăng lên theo thời gian, tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường…
Tháng 3/1993, chiến lược toàn cầu về hen (Global Initiative for Asthma- GINA) ra đời nhằm tăng cường sự hiểu biết về hen và COPD cho nhân viên y tế, quan chức y tế và người dân đồng thời cải tiến việc phòng ngừa, điều trị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính. Căn cứ tài liệu chứng dẫn của GINA, chính phủ các nước đã có những hướng dẫn quan trọng, cập nhật cho công tác điều trị và phòng chống hen, COPD tại mỗi nước.
Việc ứng dụng thành công chiến lược hen toàn cầu GINA vào điều trị bệnh hen phế có ý nghĩa rất lớn đến công tác điều trị hen ở Việt Nam. Điều đáng tiếc là đa phần các ca tử vong do hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đều có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm.
Cập nhật hướng dẫn quan trọng của GINA trong điều trị hen phế quản và COPD
Những khuyến cáo quan trọng này dựa theo một chương trình nhiều thập kỷ của GINA, xuất phát từ những quan ngại về nguy cơ và hậu quả của phương pháp từ lâu đời của việc bắt đầu điều trị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính chỉ bằng thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn (thuốc cắt cơn). Những nghiên cứu này nhằm thu thập chứng cứ về những cách điều trị hiệu quả đối với hen nhẹ và cung cấp thông điệp nhất quán cho bệnh nhân và thầy thuốc đối với các mức độ nặng nhẹ của hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Để an toàn, GINA không còn khuyến cáo điều trị hen ở thiếu niên và người lớn với thuốc cắt cơn một mình, kể cả ở bậc hen nhẹ. Thay vào đó, để làm giảm nguy cơ các cơn kịch phát nặng, tất cả người lớn và thiếu niên bị hen nên được điều trị dự phòng hàng ngày hoặc theo đợt dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Tại sao phải điều trị dự phòng ngay cả khi tình trạng bệnh nhẹ?
Hướng dẫn điều trị của tổ chức y tế thế giới có những nội dung chính dành cho bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính cơ bản cần thực hiện 3 nội dung: 1. Tránh tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh như bụi, khói thuốc lá, nhang khói, nấm mốc, nước hoa, không khí lạnh, bội nhiễm... 2. Dùng thuốc cắt cơn. 3. Duy trì điều trị dự phòng các đợt cấp của hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thực tế cho thấy, các thuốc cắt cơn có chi phí thấp, tác dụng nhanh nên người bệnh ưa dùng hơn là các thuốc kiểm soát dự phòng bệnh. Người bệnh không biết rằng, các thuốc cắt cơn giãn phế quản có thể giảm được các triệu chứng bệnh nhưng chưa tác động vào "bản chất" của hen phế quản và COPD là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Tình trạng viêm mạn tính này luôn tồn tại ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương đường thở vẫn diễn ra và khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh ít đáp ứng với các thuốc điều trị, chức năng phổi ngày càng kém đi, đến một giai đoạn nào đó chức năng phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
Khi bệnh hen và COPD được điều trị kiểm soát tốt bằng thuốc dự phòng, người bệnh có thể học tập, làm việc, chơi thể thao bình thường, tránh được hầu hết các cơn hen kịch phát, duy trì được chức năng phổi bình thường.
Điều trị dự phòng hen phế quản và COPD theo y học cổ truyền
Có nhiều bài thuốc y học cổ truyền điều trị hen phế quản còn có giá trị cao cho đến ngày nay. Hai trong những bài thuốc quý đã được các nhà khoa học nghiên cứu, cơ quan y tế có thẩm quyền thừa nhận, cấp phép dùng với bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính là bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi "Tiểu thanh long thang" và "Tô tử giáng khí thang".
"Tiểu thanh long thang" là một trong những bài thuốc điều trị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính rất hiệu quả. Sở dĩ bài thuốc cổ phương Tiểu Thanh Long thang hiệu quả đối với chứng háo suyễn là bởi sự phối hợp tài tình giữa công năng của các vị thuốc hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao chức năng vận hóa của các tạng phủ trong cơ thể, sức khỏe tổng thể được nâng cao.
Với hiệu quả đã được khẳng định qua hơn nghìn năm ứng dụng trong điều trị, bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được Đông dược Phúc Hưng gia giảm và bào chế thành phẩm dưới dạng cao lỏng thảo dược vừa tiện sử dụng.
Hy vọng trong tương lai, việc ứng dụng thảo dược trong dự phòng hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đem lại giải pháp hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn cho người bệnh.
Xem thêm thông tin về sản phẩm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG
Dạng bào chế: Cao lỏng
Quy cách: 250 ml
Thành phần: Cho 250ml chế phẩm
Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
Tá dược vừa đủ 250ml.
Công dụng:
Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản
Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng.
Cách dùng - Liều dùng:
Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG
Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338
Website: www.benhhen.vn
https://www.facebook.com/benhhenphequan
Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Tin tài trợ