Trực tràng là đoạn ngay trước hậu môn, dài khoảng 20 cm. Trực tràng có thể sa một phần hoặc có thể sa trực tràng toàn phần.
Khi nào sa trực tràng được coi là nặng?
Bệnh sa trực tràng được đánh giá là nặng khi:
- Xuất hiện chảy máu từ niêm mạc trong trực tràng. Dấu hiệu phân dính máu đỏ tươi, thậm chí máu nhỏ giọt khi đại tiện.
- Chảy máu hoặc chất nhầy ở hậu môn
- Sau khi đi đại tiên, thấy có dịch hoặc phân chảy tiếp ra quần.
- Gặp khó khăn trong việc đánh hơi.
Biến chứng của sa trực tràng
- Loét và chảy máu trực tràng.
- Do khối trực tràng bị lồi ra ngoài, gây chèn ép và thiếu sự cấp máu.
- Loét, hoại tử đoạn trực tràng bị sa.
Điều trị phẫu thuật sa trực tràng có nhiều phương pháp, từ điều trị bảo tồn cho đến phẫu thuật cắt bỏ trực tràng. Ảnh minh họa.
Điều trị sa trực tràng
Bệnh trực tràng bị sa không thể tự khỏi, mức độ sa sẽ tăng dần theo thời gian. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng thậm chí đến vài năm. Việc điều trị tùy thuộc vào yếu tố từng cá nhân, bao gồm: tuổi, mức độ của bệnh, có bất thường khác hay không.
Nếu được chẩn đoán sa trực tràng, có thể lựa chọn trì hoãn điều trị nếu các triệu chứng nhẹ và không bị cản trở nhiều về chất lượng cuộc sống. Việc điều trị bao gồm: điều trị không dùng thuốc, điều trị có dùng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị không dùng thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Không cố gắng rặn khi đại tiện. Đi đại tiện mỗi ngày một lần và nên đi vào buổi sáng. Trước khi đi đại tiện có thể vận động hỗ trợ tăng nhu động ruột.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để giảm táo bón đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh sa trực tràng.
Điều trị dùng thuốc
Các thuốc điều trị đối với sa trực tràng chỉ có tính chất tạm thời và hỗ trợ phẫu thuật.
Một số thuốc và chế phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:
- Huyết thanh
- Thuốc chống co thắt Thuốc chống co thắt
- Các gel, thuốc dạng bôi có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau.
Lưu ý: Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám chính xác tình trạng bệnh.
Phẫu thuật sa trực tràng
Điều trị phẫu thuật sa trực tràng có nhiều phương pháp, từ điều trị bảo tồn cho đến phẫu thuật cắt bỏ trực tràng. Các phẫu thuật được chia ra thành 2 nhóm: Các phẫu thuật từ đường hậu môn và các phẫu thuật từ đường bụng.
- Các phẫu thuật đường Hậu môn: Altermiere, Delorme, Chivas, Thiersch…
- Các phẫu thuật đường bụng: Orr – Loygue, Ripstein, Wells…
Ngày nay, những phẫu thuật ít xâm lấn như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Robot cũng được ứng dụng trong điều trị sa trực tràng ngày càng được hiệu quả, an toàn và thẩm mỹ.