Dấu hiệu nhận biết và cách hạn chế cơ thể mất nước do nắng nóng

02-07-2022 06:42 | Y học 360
google news

SKĐS - Mất nước là tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Mất nước cũng có nghĩa là bạn đang mất chất điện giải như muối và kali.

Khát. Đó là dấu hiệu điển hình thông báo cơ thể bạn đang mất nước, nhất là khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao. Tuy nhiên không chỉ có khát mới báo hiệu bạn đang mất nước mà có rất nhiều dấu hiệu khiến bạn cần phải bổ sung nước cho cơ thể ngay không thì sẽ gặp những bất lợi cho sức khỏe.

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Nếu lượng thiếu hụt không được bù đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể tử vong.

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước.

Khi thiếu nước, mất nước bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau:

  • Miệng khô, hôi. Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn và tình trạng mất nước có thể khiến cơ thể không tiết đủ nước bọt khiến miệng khô và hôi, nhất là vào mỗi buổi sáng sớm khi ngủ dậy.
  • Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu. Nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.
  • Khô da, ửng đỏ, bong tróc, ngứa và thậm chí trông xỉn màu.
  • Hay bị mỏi cơ, chuột rút. Thời tiết càng nắng nóng, cơ thể bị thiếu một lượng nước, bạn càng dễ bị chuột rút do nhiệt tác dụng lên cơ hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali, ... dễ gây mỏi cơ, chuột rút.
  • Nhức đầu, hoa mắt, ù tai. Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi vận động cơ thể. Hơn nữa, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
  • Bị táo bón. Khi cơ thể mất nước, hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng khiến bạn dễ bị táo bón hơn.
  • Thèm đồ ngọt, thèm ăn. Cơ thể mất nước có thể gây khó khăn cho các cơ quan như gan trong việc giải phóng glycogen - glucose dự trữ, và các thành phần dự trữ năng lượng khác. Điều này có thể kích thích cảm giác thèm ăn đường để cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng trong khi những gì bạn thực sự cần là bù nước.

Cách cách hạn chế cơ thể bị mất nước.

Để đảm bảo lượng nước cân bằng trong cơ thể, môi chúng ta hằng ngày cần uống ít nhất 2 lít nước. Nếu mùa nắng nóng, nhiệt độ cao thì cần bổ sung nước các loại nhiều hơn, thường xuyên hơn. Để hạn chế cơ thể bị mất nước, bạn cần thực hiện:

  • Hãy uống đủ định mức, đừng để khi khát thì mới uống . Chia đều lượng nước cho cả ngày, uống từng ngụm nhỏ.
  • Bổ sung những loại nước uống giải nhiệt mùa hè như nước dừa, nước chanh dây, nước cam… Những loại nước này vừa giúp cơ thể giảm nóng, cung cấp một số vi chất và đường giúp ngăn ngừa mất nước một cách tự nhiên.
  • Những người làm việc ngoài trời hay chơi thể thao nên uống thêm các loại nước bù điện giải có chứa các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+…
  • Hạn chế đi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng vì rất có thể bạn sẽ bị mất nước và say nắng.
Để đảm bảo lượng nước cân bằng trong cơ thể, môi chúng ta hằng ngày cần uống ít nhất 2 lít nước.

Để đảm bảo lượng nước cân bằng trong cơ thể, mỗi chúng ta hằng ngày cần uống ít nhất 2 lít nước(kể cả nước bổ sung qua các bữa ăn như rau, canh,...

  • Không nên đang trong phòng máy lạnh mà ra ngoài nắng đột ngột. Để nhiệt độ phòng chênh lệch với bên ngoài không quá 7oC.
  • Không nên sử dụng bia để giải nhiệt.
  • Khi thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, lượng nước tiểu giảm, bị tiêu chảy kéo dài..., thì phải tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.

Xem thêm video được quan tâm

Lý giải nguyên nhân sốt xuất huyết đổ dồn về TP. HCM


THs. Dương Thu Minh (BV tỉnh Thanh Hóa)
Ý kiến của bạn