Dấu hiệu ngộ độc vitamin D, F0 cần lưu ý

10-03-2022 08:58 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Trong đại dịch COVID-19, nhiều người đã mách nhau mua bổ sung vitamin D với hy vọng phòng ngừa bệnh và tăng sức đề kháng. Vậy, bổ sung vitamin D thế nào cho an toàn và tránh nguy cơ ngộ độc do dùng quá nhiều gây ra…

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Nó cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ, hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, duy trì sức khỏe xương… Đó là lý do tại sao khi lượng vitamin D không đủ hoặc thiếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng và nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe…

1.Yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D là rất phổ biến. Trên thực tế, có tới 40% người trưởng thành ở Hoa Kỳ được coi là không có đủ hàm lượng vitamin D trong cơ thể, trong đó khoảng 6% được coi là thiếu hụt vitamin D. Trên toàn thế giới, sự thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D bao gồm:

  • Màu da (da sẫm màu làm giảm tổng hợp vitamin D qua ánh nắng mặt trời)
  • Vị trí mà bạn sống
  • Khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể
  • Phơi nắng
  • Điều kiện y tế
  • Trọng lượng cơ thể
photo-1646830726275

Bổ sung liều cao vitamin D trong thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc vitamin D

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin D

Các chất bổ sung vitamin D được coi là rất an toàn và độc tính là không phổ biến. Tuy nhiên, ngộ độc vitamin D phổ biến hơn ở những người mắc một số bệnh lý nhất định, bao gồm:

  • Rối loạn u hạt
  • Rối loạn bẩm sinh
  • Một số u lympho
  • Rối loạn chuyển hóa vitamin D

Mặc dù không phổ biến, nhưng độc tính vitamin D có thể xảy ra, đặc biệt là trong các trường hợp:

  • Quá liều ngẫu nhiên
  • Lỗi kê đơn
  • Lạm dụng bổ sung vitamin D liều cao

Độc tính của vitamin D còn gọi ngộ độc vitamin D và nhiễm độc vitamin D.

3. Triệu chứng và tác dụng phụ liên quan đến ngộ độc vitamin D

3.1 Nồng độ vitamin D trong máu tăng cao

Ngộ độc vitamin D (còn được gọi là hypervitaminosis D), là một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng nghiêm trọng xảy ra khi bạn có quá nhiều vitamin D trong cơ thể. Ngộ độc vitamin D thường là do bổ sung vitamin D liều lượng lớn.

Ngộ độc vitamin D được định nghĩa là nồng độ vitamin D trong máu trên 100 ng/mL, trong khi nhiễm độc vitamin D được định nghĩa là nồng độ trong huyết thanh trên 150 ng/mL.

Các khuyến nghị về mức vitamin D tối ưu khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng mức từ 30 - 60 ng/mL là tối ưu, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và dịch bệnh.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc vitamin D là do liều lượng bổ sung không phù hợp và sai sót trong kê đơn. Các triệu chứng nhiễm độc đã được báo cáo ở nồng độ cực cao trong máu trong trường hợp mọi người dùng liều rất cao bổ sung vitamin D trong thời gian dài.

Ví dụ, trong một báo cáo năm 2020, một người đàn ông 73 tuổi bị ngộ độc vitamin D sau khi uống 10.000 IU vitamin D mỗi ngày trong nhiều năm. Một phụ nữ 56 tuổi uống trung bình 130.000 IU vitamin D mỗi ngày trong 20 tháng với hy vọng cải thiện các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng đã phải nhập viện vì các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và yếu cơ. Mức vitamin D được phát hiện là 265 ng/mL.

Lưu ý rằng 130.000 IU cao hơn 30 lần giới hạn trên an toàn thường được khuyến nghị là 4.000 IU mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng những người có mức thấp hoặc thiếu vitamin D thường cần bổ sung lượng vitamin D cao hơn nhiều để đạt được và duy trì mức vitamin D tối ưu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng. Điều này sẽ giúp bạn tránh dùng liều lượng không phù hợp hoặc nguy hiểm có thể xảy ra.

Để tăng cường sức đề kháng chống lại COVID-19, nhiều người đã tự ý bổ sung vitamin D bằng thuốc. Nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây ngộ độc vitamin D…

3.2 Tăng canxi trong máu

Tuy nhiên, nếu lượng vitamin D quá nhiều, canxi trong máu có thể đạt đến mức gây ra các triệu chứng khó chịu và có khả năng nguy hiểm.

Các triệu chứng ngộ độc vitamin D chủ yếu liên quan đến tăng canxi huyết, có nghĩa là nồng độ canxi trong máu cao quá mức.

photo-1646830729634

Xét nghiệm canxi máu

Các triệu chứng của tăng canxi huyết bao gồm:

  • Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn buồn nôn, táo bón, đau dạ dày
  • Thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, ảo giác và lú lẫn
  • Ăn mất ngon
  • Đi tiểu nhiều
  • Sỏi thận
  • Tăng huyết áp và bất thường về tim
  • Mất nước

Phạm vi bình thường của canxi trong máu là 8,5–10,8 mg/dL. Tăng canxi huyết thường phát triển sau khi dùng nhiều vitamin D trong một thời gian dài. Tăng canxi huyết có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

3.3 Thay đổi tâm thần

Tăng canxi huyết có thể dẫn đến thay đổi về tâm thần. Những người bị tăng canxi huyết do nhiễm độc vitamin D thường có các triệu chứng như lú lẫn, trầm cảm và rối loạn tâm thần. Trong trường hợp nghiêm trọng, hôn mê đã được báo cáo.

Trong một báo cáo năm 2021, một người đàn ông 64 tuổi đã vô tình uống 200.000 IU vitamin D mỗi ngày vì hiểu sai hướng dẫn sử dụng thuốc, với biểu hiện kích động, lũ lẫn và các triệu chứng nghiêm trọng khác liên quan đến tăng canxi huyết. Các triệu chứng được cải thiện khi lượng canxi giảm xuống.

3.4 Biến chứng thận

Trong một số trường hợp, ngộ độc vitamin D có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí là suy thận. Điều này là do có quá nhiều vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến hàm lượng canxi cao, dẫn đến mất nước do đi tiểu quá nhiều và vôi hóa thận.

Tăng canxi huyết cũng có thể làm cho các mạch máu của thận co lại, dẫn đến giảm chức năng thận.

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo tổn thương thận từ trung bình đến nặng ở những người phát triển nhiễm độc vitamin D.

Điều thú vị là sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây hại cho thận và dẫn đến các biến chứng nặng ở những người bị bệnh thận. Đó là một lý do tại sao duy trì mức vitamin D trong máu tối ưu là rất quan trọng.

3. Bổ sung vitamin D khi nào?

photo-1646830733188

Bổ sung vitamin D qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thụ canxi, chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của xương, cơ và tim. Nó xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và cơ thể sản sinh ra chất này khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, ngoài cá béo, có rất ít thực phẩm giàu vitamin D. Hơn nữa, hầu hết mọi người không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để sản xuất đủ vitamin D. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt vitamin D là rất phổ biến. Trên thực tế, ước tính cho thấy khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu vitamin D, trong khi 50% số người có thể thiếu vitamin D để duy trì sức khỏe tối ưu.

Mặc dù ngộ độc vitamin D không phổ biến nhưng bạn có thể gặp rủi ro nếu lạm dụng thuốc bổ sung vitamin D không kê đơn, thuốc bổ sung vitamin D theo toa hoặc thuốc tiêm.

Cách duy nhất để biết liệu bạn có đủ hoặc thiếu hay không là kiểm tra nồng độ vitamin D của cơ thể. Thiếu vitamin D thường được ghi nhận là nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp hơn 20 ng/mL. Những người có mức rơi vào khoảng 21–29 ng/mL được coi là không có đủ mức vitamin D.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn bị thiếu vitamin D bác sĩ có thể sẽ kê đơn bổ sung hoặc tiêm vitamin D và theo dõi nồng độ trong máu để đảm bảo an toàn và sẽ giảm liều hoặc ngừng bổ sung khi bạn đạt đến mức tối ưu.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số trường hợp ngộ độc vitamin D đã xảy ra do mọi người sử dụng các chất bổ sung được dán nhãn không đúng cách.

Nếu bạn đang dùng chất bổ sung vitamin D và gặp phải bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê trên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt.

Mời độc giả xem thêm video:

Đề xuất F0, F1 đi làm - Phụ huynh F1 tiến thoái lưỡng nan khi có con là F0

DS Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn