Ảnh minh họa
Các dấu hiệu nhận biết mắc trĩ
Chảy máu: Là dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất và thường gặp. Chảy máu do tĩnh mạch căng giãn bị cứa vào cục phân cứng. Vì vậy máu thường đỏ tươi, theo sau phân, hoặc thành giọt, thành tia. Nặng hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện (kể cả phần mềm, tiêu chảy), ngồi xổm, hoặc đi lại nhiều máu lại chảy ra.
Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội sa ra ngoài hậu môn rất dễ bị phù nề, sưng to mà mắc nghẹt không thể đẩy vào trong hậu môn được làm người bệnh rất đau.
Đau: Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, hoặc có thể nứt hậu môn đi kèm.
Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa: Do hậu quả của quá trình viêm, bệnh nhân cảm giác ẩm ướt ở hậu môn hoặc tiết nhầy gây ngứa.
Thiếu máu: Thường thì không thiếu máu. Nếu chảy máu nhiều có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Chẩn đoán giai đoạn của bệnh trĩ:
Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Với mỗi loại lại có dấu hiệu của bệnh trĩ khác nhau.
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là những chỗ phồng lên ngay sát rìa hậu môn làm cho da ở những chỗ này mất nếp trở nên căng bóng. Thường có 3 chỗ phồng: 2 bên phải và 1 bên trái. Ấn vào những chỗ phồng này thấy mềm. Đôi khi cảm giác được những hạt cứng đó là những cục máu đông do hiện tượng tắc mạch gây nên.
Trĩ nội: là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ nội được chia thành 4 mức độ:
Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.
Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.
Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.
Đẩy lùi bệnh trĩ
Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường của ống hậu môn, có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa như chít hẹp ống hậu môn khiến việc đi cầu trở nên khó khăn hơn nhiều.
Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ
- Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
- đẩy lùi các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
Đẩy lùi trĩ bằng thủ thuật và phẫu thuật
Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Ưu điểm của các phương pháp này là thực hiện đơn giản. Nhược điểm là không áp dụng được với các búi trĩ độ III, độ IV; phải thực hiện nhiều lần.
Nhiều các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật LONGO. Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm là chi phí còn cao.
Đẩy lùi bằng nội khoa
Áp dụng cho trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 có búi trĩ nhỏ, trĩ ngoại và phòng tái phát trĩ sau phẫu thuật.
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ và đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
- Sản phẩm qua đường uống: Các sản phẩm đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả thường có các thành phần: Diếp Cá, Đương quy, Magie, Rutin, Meriva (Curcuma phospholipid). Trong đó:
Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, làm bền chắc mao mạch, kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, diếp cá dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả.
Đương quy là loại thuốc quý có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa hòe. Rutin có hoạt tính giống vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Bên cạnh đó rutin có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng, chống táo bón. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, đẩy lùi suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, phân có máu….
Meriva chứa curcumin có khả năng chống viêm mạnh. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Meriva giúp chống viêm, và làm mau lành các tổn thương của trĩ.
Magie (dạng ion) có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón hiệu quả. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.