Hà Nội

Dấu hiệu mắc nhiễm trùng đường ruột

15-07-2024 15:06 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng tiêu hóa là bệnh rất dễ mắc do tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Khi nhiễm trùng đường ruột, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy …

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột trong đó thường gặp là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Nhiễm vi khuẩn E. coli, nhóm vi khuẩn này thường lây lan qua nước ô nhiễm và thực phẩm tiếp xúc với phân động vật.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc và trứng chưa nấu chín thường dẫn đến nhiễm khuẩn Salmonella.

Nhiễm virus gây nhiễm trùng đường ruột cũng là nguyên nhân gây bệnh lý này trong đó có thể kể đến các virus như:

  • Virus noro: là yếu tố điển hình nhất gây nhiễm trùng đường ruột do thực phẩm. Virus noro có khả năng lây lan giữa người với người trong môi trường ô nhiễm. Nhiều trường hợp lây qua nước hoặc thực phẩm ô nhiễm.
  • Virus rota: Virus rota là nguyên nhân gây nhiễm trùng đưởng ruột phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Con đường lây lan chủ yếu thông qua việc chạm vào đồ vật nhiễm virus sau đó đưa tay lên miệng.

Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột cũng hay xảy ra, ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột lây lan qua tiếp xúc với người khác hoặc nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng Cryptosporidiosis, Giardia có thể sống sót trong bể bơi do khả năng chống clo.

Dấu hiệu mắc nhiễm trùng đường ruột- Ảnh 1.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột phổ biến: đầy bụng, đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy...

Biểu hiện nhiễm trùng đường ruột

Các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường ruột mà nhiều bệnh nhân không để ý tới là phân lỏng, nát, bị táo bón khi đi ngoài. Có thể mắc bệnh nhiễm trùng xoang mũi, nhiễm siêu vi đường hô hấp do các vi sinh vật gây bệnh gây ra.

Nhiều người cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn.

Người bệnh sẽ bị co thắt bụng, cơn đau kéo dài khoảng 3-4 phút và ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Người bệnh có thể mắc phải hội chứng kích thích do ký sinh trùng gây ra. Người bệnh cảm thấy khó ngủ khi nhiễm trùng đường ruột. Trong lúc ngủ, người bệnh thường có triệu chứng nghiến răng, bỏng da hay ngứa da khi mắc bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng, nhiễm trùng do ký sinh trùng có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đầy bụng, đau quặn bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy... Dấu hiệu này thường xuất hiện sau 7 – 10 ngày tiếp xúc.

Ngoài ra bệnh nhân có thể có các biểu hiện buồn nôn, sốt; ớn lạnh; chuột rút; đau đầu; xuất hiện máu trong phân.

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý có thể tự khỏi và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào với nhiều người. Tuy nhiên, khi nó kéo dài trong nhiều ngày mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì người bệnh rất dễ phải đối mặt với các biến chứng: Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng trở nên vô cùng nghiêm trọng; có thể bị viêm loét đại trực tràng; có thể sẽ phải cắt bỏ đi một phần của ruột; mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị nhiễm trùng đường ruột như thế nào?

Nhiễm trùng đường ruột với triệu chứng tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian bị bệnh, người bệnh phải cung cấp nước cho cơ thể để tránh mất nước do tiêu chảy cấp. Nếu gặp tình trạng mất nước, người bệnh phải được đưa đến cơ sở y tế gần nước để truyền nước, cung cấp nước cho cơ thể.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm, thông thường là xét nghiệm mẫu phân. Người bệnh có thể phải nằm viện để truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh và sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân là trẻ em thì phải chăm sóc thật cẩn thận.

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 2-7 ngày, nếu tình trạng nặng, có thể kéo dài hơn 10 ngày.

Điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đó là: phải  vệ sinh sạch sẽ, uống thật nhiều nước để tránh mất nước, không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác, khử trùng nguồn bệnh dễ lây lan, đảm bảo vệ sinh nguồn nước sử dụng hàng ngày,...

Việc ăn nhiều rau củ, quả, bổ sung các loại chất béo, chất đạm, tinh bột,... là việc làm vô cùng cần thiết cho quá trình hồi phục nhanh chóng.

Dấu hiệu mắc nhiễm trùng đường ruột- Ảnh 2.

Bệnh nhân nên uống đủ nước để tránh mất nước.

Tóm lại: Nhiễm trùng đường ruột là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả thì có thể gây ra những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn phòng ngừa được với các biện pháp như:

  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, nấu chín thức ăn, uống nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng thức ăn nhiễm bẩn, bị vi khuẩn tấn công.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
  • Chất thải vật nuôi, gia súc, cầm, gia súc, phải được tập hợp ở khu cách ly xa so với nơi sinh sống, tránh phát tán các loại vi khuẩn gây bệnh.
Cách hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột vào mùa hèCách hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột vào mùa hè

SKĐS - Mùa hè là thời điểm bạn dễ có nguy cơ mắc nhiều loại nhiễm trùng trong đó phổ biến là nhiễm trùng đường ruột. Điều này xảy ra chủ yếu do thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm.

BS Nguyễn Văn Bàng
Ý kiến của bạn