Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng, vì tăng huyết áp thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", do bệnh có thể không có triệu chứng ban đầu. Tăng huyết áp khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ, cùng những bệnh nguy hiểm khác…
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp:
Ngoài ra, một loạt các triệu chứng có thể liên quan gián tiếp đến tăng huyết áp nhưng không phải lúc nào cũng do huyết áp cao gây ra, chẳng hạn như:
- Đốm máu trong mắt: Đốm máu trong mắt (xuất huyết dưới kết mạc) phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc/và huyết áp cao. Đây cũng có thể là tổn thương thần kinh thị giác do huyết áp cao không được điều trị.
- Đỏ bừng mặt: Tình trạng này có thể xảy ra khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nhưng nó cũng xảy ra thường xuyên ở những người không bị tăng huyết áp.
- Chóng mặt: Mặc dù chóng mặt có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, nhưng đôi khi nó có liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc phối hợp và đi lại khó khăn... đều là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp.
Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng thay đổi lối sống, bao gồm giảm muối trong chế độ ăn uống, giảm cân nếu cần, ngừng hút thuốc, cắt giảm sử dụng rượu và tập thể dục thường xuyên...
Nếu thay đổi lối sống thất bại, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc để hạ huyết áp. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ.
Thuốc hạ huyết áp sẽ bắt đầu có tác dụng trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, do huyết áp cao là một tình trạng bệnh lý kéo dài, thường có ít hoặc không có triệu chứng, nên việc nhớ uống thuốc có thể là một thách thức với người bệnh.
Thực tế, nhiều trường hợp khi thấy huyết áp ổn định, cơ thể bình thường thì lơ là việc dùng thuốc. Điều này nguy hiểm, vì huyết áp được quản lý là do thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh. Khi bỏ thuốc, huyết áp có thể sẽ tăng đột ngột, sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc kết hợp, thuốc tác dụng kéo dài hoặc thuốc dùng một lần mỗi ngày, có thể được sử dụng, để giảm bớt gánh nặng của việc dùng nhiều loại thuốc và giúp người bệnh uống thuốc đều đặn, tuân thủ dùng thuốc hơn.
Khi đã phải dùng thuốc, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video:
Làm gì để giảm huyết áp?