1. Tác dụng của Omega-3
Omega 3 là một loại axit béo có lợi cho cơ thể, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra axit béo Omega-3. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần bồi bổ cơ thể bằng Omega-3 từ chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.
Axit béo Omega-3 được tìm thấy trong cá biển, dầu cá, hạt lanh, quả óc chó và hạt chia... Những người không ăn cá thường uống thuốc bổ sung để đáp ứng nhu cầu Omega 3 của cơ thể.
Ợ hơi mùi cá cảnh báo quá liều Omega-3 cần giảm liều hoặc ngừng uống.
Có ba loại Omega-3 chính là:
- ALA (axit alpha-linolenic): Được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng
- EPA (axit eicosapentaenoic): Chủ yếu được tìm thấy trong cá.
- DHA (axit docosahexaenoic): Là thành phần cấu trúc của não, võng mạc và các bộ phận khác của cơ thể.
Các nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ axit béo Omega-3 với việc giảm các trường hợp ung thư vú, trầm cảm và một số bệnh viêm nhiễm…
2. Liều lượng lý tưởng của Omega-3 là bao nhiêu?
Mặc dù Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thực phẩm bổ sung Omega-3, hãy đảm bảo rằng bạn tiêu thụ đúng liều lượng.
Theo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), một người nên dùng 250mg - 2g EPA và DHA. Do DHA là thành phần cấu trúc của nhiều cơ quan trong cơ thể nên các chuyên gia khuyến cáo rằng chất bổ sung Omega-3 ít nhất nên có 250 mg DHA.
Lượng EPA cao hơn trong chất bổ sung sẽ hữu ích cho những người mắc bệnh viêm nhiễm. Do đó, nên liên hệ với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung để biết loại nào phù hợp với mình hơn.
3. Cơ thể phản ứng thế nào khi dùng quá liều Omega-3?
Dùng quá liều Omega-3 có thể để lại mùi vị liên quan đến cá trong miệng lâu hơn bình thường. Việc cơ thể nạp quá nhiều Omega-3 cũng có thể khiến bạn ợ hơi lên mùi cá hoặc dầu cá… Mặc dù đây là những dấu hiệu nhẹ cho thấy cơ thể bạn đã thừa Omega-3, nhưng nếu bạn không cắt giảm liều lượng thì lượng Omega dư thừa có thể gây rối loạn cơ thể bạn.
Ví dụ, dùng liều cao Omega-3 có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Tiêu thụ quá mức các chất bổ sung này cũng được biết là làm tăng cân và làm xáo trộn giấc ngủ…
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy hơi thở tanh hoặc ợ hơi sau khi dùng những chất bổ sung này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra liều lượng.
Mời độc giả xem thêm video:
Dấu hiệu của trào ngược dạ dày và những biện pháp cải thiện | SKĐS