Dấu hiệu tăng men gan
Tăng men gan là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương. Ở giai đoạn đầu khi men gan tăng thường chưa có biểu hiện ra ngoài do vậy người bệnh khó có thể nhận biết. Ở giai đoạn này chỉ có thể phát hiện qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm.
Khi tăng men gan ở giai đoạn sau, người bệnh thường có các biểu hiện
- Cảm thấy mệt mỏi
- Hơi sốt nhẹ
- Gặp vấn đề về tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn
- Da vàng, mắt vàng: một biểu hiện đặc trưng khi tăng men gan. Nếu đã có tình trạng vàng mắt, vàng da thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn đáng báo động.
- Nước tiểu có màu vàng sẫm, tiểu ít, phân màu nhạt hơn bình thường. Các biểu hiện này thường gặp trong trường hợp tăng men gan do tắc mật.
- Khi men gan tăng cao sẽ khiến chức năng của gan suy giảm và từ đó độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây ra tình trạng ngứa ngoài da.
- Nếu tăng men gan trong thời gian dài có thể khiến người bệnh lơ mơ, ý thức tập trung giảm.
Tăng men gan là bệnh gì?
Tăng men gan là gì? Tăng men gan là khi các enzyme được xúc tác trong gan (AST, ALT) thực hiện các phản ứng sinh hóa tại gan. Chỉ số men gan cao hay không sẽ phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Dưới đây là các chỉ số men gan bình thường:
Chỉ số ALT - Aspartate transaminase (hay GPT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
AST - Aspartate transaminase (hay GOT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
GGT - Gamma Glutamyl transferase từ 5-60 UI/l
ALP - Alkaline phosphatase từ 35-115 UI/l
Khi tăng men gan có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
- Xơ gan
- Viêm gan mạn tính hoặc cấp tính
- Các bệnh lý liên quan đến đường mật như nhiễm trùng đường mật, sỏi đường mật, u đường mật…
- Một số bệnh lý khác: suy tim, sốt rét.
Vì sao tăng men gan
Men gan tăng do đâu? Lý do khiến men gan tăng có rất nhiều. Trong trường hợp tăng men gan do các tác động tạm thời, sau khoảng 2-4 tuần men gan có thể trở lại bình thường mà không cần điều trị. Ngoài ra, các trường hợp tăng men gan khác cần được điều trị là:
- Tăng men gan do virus gặp ở người nhiễm các loại virus viêm gan (A, B, C, D và E), thường gặp nhất là viêm gan B và viêm gan C.
- Người uống rượu bia nhiều, nghiện bia rượu. Việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng tăng men gan và khiến chức năng gan suy giảm.
- Tăng men gan do dùng thuốc: Một số người tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… từ đó gây ra gánh nặng cho gan và khiến gan tổn thương. Một số trường hợp sử dụng thực phẩm chức năng tùy ý cũng khiến tỷ lệ viêm gan gia tăng.
- Tăng men gan do chế độ ăn: Ngoài việc uống rượu bia, tăng men gan cũng có thể xuất phát từ việc thực phẩm nạp vào cơ thể có chứa độc tố. Ví dụ như trường hợp ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (nấm mốc), thực phẩm còn dư thừa lượng thuốc bảo vệ, chất bảo quản… Điều này khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nhằm loại bỏ các độc tố. Quá trình này làm chết các tế bào gan, khiến men gan tăng gây viêm gan thậm chí có thể là ung thư gan.
- Người mắc một số các bệnh lý về đường mật, gan nhiễm mỡ, xơ gan, bệnh lý tim mạch… cũng có nguy cơ bị tăng men gan.
Xem thêm video được quan tâm:
Ăn gan có bổ gan không? | SKĐS