Dấu hiệu cảnh báo mắc tiểu đường

06-11-2024 06:09 | Y học 360
google news

SKĐS - Có nhiều người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán và không biết mình bị bệnh.

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường thai kỳChế độ ăn cho người bệnh tiểu đường thai kỳ

SKĐS - Tiểu đường thai kỳ (còn được gọi là Đái tháo đường thai kỳ), là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài điều trị bằng thuốc và luyện tập thì một chế độ ăn hợp lý là hết sức quan trọng.

Điều trị bệnh ở giai đoạn muộn sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Phân loại nhóm tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, insulin sản sinh trong cơ thể bệnh nhân không đảm bảo để tham gia vào quá trình chuyển hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng và để lại những triệu chứng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Có nhiều người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán và không biết mình bị bệnh.

Có nhiều người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán và không biết mình bị bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường thường được chia thành 2 nhóm, đó là đái tháo đường type 1 và type 2 với những nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, một số chị em mắc bệnh trong giai đoạn mang bầu được xếp vào nhóm tiểu đường thai kỳ. Bệnh cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc có chứa glucocorticoid.

Người bệnh đái tháo đường type 2 có thể do tình trạng kháng insulin, tức là cơ thể của người bệnh sinh ra kháng thể kháng insulin, khiến cho lượng insulin trong máu bị giảm xuống, gây tăng đường huyết. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh do lượng insulin sản xuất từ tụy quá ít, không đảm bảo cho quá trình chuyển hóa.

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Phương pháp chẩn đoán dựa vào 4 tiêu chí :

  • Chỉ số glucose huyết tương lúc đói.
  • OGTT: chỉ số glucose huyết tương sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân nạp glucose bằng đường uống.
  • Chỉ số HbA1c.
  • Chỉ số glucose ở thời điểm bất kỳ,…

Ngoài ra thực hiện một số các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm glucose nước tiểu, nếu như ngưỡng của thận với glucose cao hơn 10mmol/L thì bạn nên thận trọng. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose lúc đói. Thông thường, đường huyết của người khỏe mạnh sẽ dao động từ 4.4 - 5 mmol/L.Khi xét nghiệm, nếu chỉ số này đạt ngưỡng 6.5 - 7 mmol/L, thậm chí là cao hơn 7 mmol/L, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao.
  • Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose ngẫu nhiên.
  • Xét nghiệm sau khi dung nạp glucose thông qua đường uống. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nạp khoảng 150 - 200g carbohydrate mỗi ngày để phục vụ quá trình kiểm tra. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mmol/L thì bệnh nhân đã mắc tiểu đường và cần được điều trị kịp thời.
Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Ảnh minh họa

Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Ảnh minh họa

Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường

Triệu chứng của tiểu đường tuýp I

Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp I thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:

  • Cảm thấy đói và mệt: thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose. Tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và tạo năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
  •  Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: người bình thường đi tiểu 4-7 lần trong vòng 24 giờ, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp I sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Đi tiểu nhiều gây ra tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát nên cần uống nước, nhưng chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.
  •  Khô miệng, ngứa da.
  • Sụt cân: một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp II

Ở thể tiểu đường tuýp II, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp I nên khó phát hiện.

Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Nhiễm trùng nấm men: cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
  •  Vết thương chậm lành: lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.

Xem thêm video được quan tâm

Cảnh báo những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường | SKĐS


Bs Thu Phương
Ý kiến của bạn