Đau đầu nhức mắt là biểu hiện của bệnh nào?

14-10-2023 13:36 | Y học 360
google news

SKĐS - Đau đầu, nhức mắt hầu như ai cũng gặp trong cuộc sống hằng ngày. Chúng có thể thoáng qua rồi khỏi, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh dưới đây.

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn ngừa ra sao?Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn ngừa ra sao?

SKĐS - Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người mắc phải. Vậy phải làm sao để giảm thiểu đau đầu do thay đổi thời tiết?

Đau đầu và tình trạng nhức mỏi mắt thường đi cùng với nhau. Khi mắt bị tổn thương, nhức mỏi, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với triệu chứng đau đầu.

Đau đầu, nhức mắt hầu như ai cũng gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Đau đầu, nhức mắt hầu như ai cũng gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Các bệnh gây nên đau đầu, nhức mắt

Tình trạng mỏi mắt và đau nhức đầu thường là biểu hiện của các bệnh sau:

Bệnh tăng nhãn áp

Là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp. Những biểu hiện của bệnh thường xảy ra đột ngột và dữ dội, bao gồm:

  • Đau mắt, đau đầu dữ dội.
  • Cảm thấy đau mắt khi di chuyển hoặc chạm vào mắt.
  • Chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm thị lực, thậm chí mất hẳn thị lực, nhìn vào vật phát sáng thường thấy có quầng xanh đỏ.

Bệnh viêm xoang trán

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang trán cấp là đau nhức quanh vùng mắt hoặc trán. Những cơn đau này rất đặc trưng và được mô tả là đau phía trên vùng ổ mắt, và đau nhức dọc ở 2 bên cung lông mày. Đôi khi đau có kèm theo chảy nước mắt, vận động của mắt cũng cảm thấy đau. Thậm chí cảm giác đau còn lan ra ngoài bề mặt da.

Chảy nước mũi, đau họng, ngạt mũi. Mệt mỏi và đau khắp người.

Đau nửa đầu thị giác

Nếu bạn thấy mình bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu (một loại đau đầu nghiêm trọng bao gồm các triệu chứng như thấy chớp sáng, đường lượn sóng hoặc mù tạm thời) một cách thường xuyên, có thể có mối liên hệ giữa cơn đau mà bạn đang gặp phải và thị lực. Nhiều bệnh mắt (phát triển với các vấn đề thị lực) khiến cho các cơ mắt hoạt động quá mức, với sự căng cơ này dẫn tới đau đầu hoặc đau nửa đầu, mặc dù nguyên nhân đau đầu có thể thay đổi về loại và cường độ.

Với chứng đau nửa đầu thị giác, mất thị lực có thể xảy ra trong một mắt hoặc sau khi bị đau nửa đầu. Những chứng đau nửa đầu thị giác này có thể cực kỳ đau đớn và thường kèm theo cảm giác nhói trong đầu. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh Cơn đau này có thể tăng lên khi bạn di chuyển, vì vậy tốt nhất là nằm xuống cho đến khi chứng đau nửa đầu ngừng lại.

Suy nhược thần kinh

Đây là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Nguyên nhân là do áp lực trong cuộc sống dẫn đến áp lực đến tinh thần. Khi bị suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan như:

  • Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, nhức cơ, đau thắt lưng ...
  • Đau đàu, hoa mắt, rối loạn cảm giác.
  • Cảm giác bị buốt ở hốc mắt.
  • Căng thẳng kéo dài.
Tình trạng đau đầu nhức mắt có thể đi cùng với một số triệu chứng khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.

Tình trạng đau đầu nhức mắt có thể đi cùng với một số triệu chứng khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.

Cách hạn chế đau đầu, nhức mắt

Tình trạng đau đầu nhức mắt có thể đi cùng với một số triệu chứng khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Trường hợp đau đầu nhức mắt ở mức độ nhẹ, không thường xuyên và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt ăn uống và nghỉ ngơi. Đó là:

- Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Cần điều trị bệnh dứt điểm.

- Không lạm dụng thuốc giảm đau.

- Hạn chế xem tivi, chơi điện tử.

- Tránh bị căng thẳng, mệt mỏi.

- Uống đủ nước.

- Hạn chế uống bia rượu.

Nếu tình trạng đau đầu, nhức mắt không đỡ, đau dữ dội quanh mắt, chảy nước mắt thường xuyên, sợ ánh sáng và tiếng ồn thì phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm video được quan tâm

Nốt Ruồi Mọc Ở Đâu Dễ Thành Ung Thư? | SKĐS


Bs. Nguyễn Viết Hải
Ý kiến của bạn