Hà Nội

Đau đầu gối khi mang thai, tự khỏi hay phải điều trị?

27-01-2022 07:54 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Khi mang thai, nhiều người có thể nghĩ đến sự khó chịu ở lưng, sưng mắt cá chân. Nhưng đau đầu gối là một tác dụng phụ rất thực tế của thai kỳ đối với một số phụ nữ.

1. Đau đầu gối khi mang thai

Không có gì ngạc nhiên khi mang thai có thể gây ra đau đầu gối, vì ai cũng biết rằng trọng lượng quá mức góp phần gây ra các vấn đề về đầu gối. Ngay cả khi một phụ nữ chỉ mang thêm 12kg vào cuối thai kỳ vài tháng, áp lực thêm lên các khớp chịu trọng lượng có thể gây ra đau đầu gối khá nghiêm trọng.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng đóng một vai trò nhất định trong việc đau đầu gối. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các hormone được tiết ra để nới lỏng các dây chằng và gân vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nhưng các hormone không chỉ gây ra sự lỏng lẻo ở vùng xương chậu, chúng còn có thể khiến các dây chằng và gân khác bị nới lỏng, bao gồm cả những dây chằng xung quanh đầu gối. Kết quả là, xương bánh chè có thể không theo đúng vị trí, dẫn đến đau đầu gối.

2. Đau đầu gối sau khi mang thai

Ảnh hưởng của mang thai đến đau đầu gối - Ảnh 2.

Cho con bú sẽ giải phóng các hormone giúp thu nhỏ tử cung, giúp giảm cân dễ dàng hơn giảm áp lực lên đầu gối.

Đau đầu gối thường biến mất sau quá trình mang thai, nhưng nó có thể không dừng lại ngay lập tức. Các gân và dây chằng vẫn còn lỏng lẻo trong vài tháng sau khi sinh. Thêm vào đó, việc sinh con không đảm bảo rằng phụ nữ sẽ giảm được tất cả số cân đã tăng trong khi mang thai. Điều đó có nghĩa là cơn đau đầu gối có thể kéo dài cho đến khi lấy lại được vóc dáng.

Các chuyên gia sản khoa cho biết, một lợi ích của việc cho con bú là cơ thể đốt cháy calo để tạo ra sữa mẹ trong khi cho con bú và việc cho con bú sẽ giải phóng các hormone giúp thu nhỏ tử cung, giúp giảm cân dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, có thể mất đến ba tháng để cân nặng và đầu gối trở lại bình thường.

3. Kiểm soát đau đầu gối cho phụ nữ mang thai

Có thể có nhiều cách để giúp giảm đau đầu gối để phụ nữ mang thai không phải sống chung với chứng đau đầu gối khi mang thai và thời kỳ sau sinh, ví dụ thực hiện các gợi ý dưới đây:

Bài tập có tác động thấp: Có thể giúp tăng cường cơ tứ đầu hỗ trợ đầu gối. Điều này sẽ giúp bù đắp cho sự lỏng lẻo của dây chằng và gân ở đầu gối.

Gác chân: Bỏ trọng lượng khỏi đầu gối bằng cách nâng chân lên bất cứ khi nào có thể. Cách này không chỉ giúp giảm đau đầu gối mà còn có thể ngăn cơn đau phát triển ngay từ đầu.

Mang giày có đệm tốt: Giày có lớp đệm thích hợp và hỗ trợ vòm có thể giúp giảm sốc cho đầu gối. Thai phụ nên mang giày thể thao trong tam cá nguyệt cuối cùng để đầu gối được nghỉ ngơi.

Tránh tăng cân quá mức: Những phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng từ 12 đến 16kg trong khi mang thai (những phụ nữ thừa cân chỉ nên tăng từ trên 6 đến 12kg). Nếu thai phụ tuân thủ những nguyên tắc này, sẽ không bị đau đầu gối bằng cách nhanh chóng trở lại cân nặng trước khi mang thai.

Cân nhắc việc đeo nẹp đầu gối: Nẹp gối đàn hồi có thể giúp giảm đau đầu gối bằng cách hỗ trợ các dây chằng và gân lỏng lẻo xung quanh đầu gối.

Ngoài ra, loại thuốc giảm đau không kê đơn an toàn nhất khi mang thai để giảm chứng đau đầu gối khi mang thai là acetaminophen (Tylenol). Dùng liều lượng tối thiểu cần thiết để giảm đau đầu gối và tránh dùng aspirin và ibuprofen. Aspirin làm loãng máu, có thể dẫn đến các vấn đề về sự phát triển của thai nhi. Và một số nghiên cứu cho thấy ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc sinh non. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc không kê đơn khi mang thai.

Khoảng thời gian tốt nhất cho con bú sữa mẹKhoảng thời gian tốt nhất cho con bú sữa mẹ

SKĐS – Việc cho con bú và không cho con bú sữa mẹ là quyết định cá nhân chỉ người mẹ mới có thể quyết định. Nhưng lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


Bác sĩ Hồng Nga
Ý kiến của bạn