Đối với những cơn đau cột sống biểu hiện không dữ dội, xuất hiện thoáng qua và gián đoạn, bệnh nhân thường có khuynh hướng phớt lờ, chủ quan không đi khám. Khi cơn đau trở nên nặng hơn có thể dẫn đến hậu quả khó lường, nguy hại cho sức khỏe tổng thể.
Truy tìm nguyên nhân đau cột sống
Thông thường, đau lưng âm ỉ kéo dài là triệu chứng của bệnh lý cột sống, bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hoặc rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau cột sống. Giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy đau vùng thắt lưng hoặc vùng cổ - vai gáy âm ỉ, theo thời gian mức độ đau ngày càng tăng và xuất hiện nhiều lần trong ngày.
Thoái hóa cột sống: Đau cột sống do thoái hóa xảy ra khi tuổi tác càng cao. Lúc này, cấu trúc cột sống đã suy yếu, làm cho đĩa đệm mất nước, xơ hóa dây chằng và hao mòn sụn mô, dẫn đến đau thắt lưng dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Gai cột sống: Khi thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng sẽ kích thích gai xương phát triển, gây ra hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh, khiến lưng bị đau nhức hoặc rối loạn chức năng thần kinh.
Viêm khớp: Đây là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài, đặc trưng bởi tình trạng đau cột sống thắt lưng, tổn thương khớp cùng chậu, khớp chi dưới hoặc khiến đốt sống dính lại, cản trở cử động và gây ra gù vẹo, tàn phế.
Hẹp ống sống: Khi ống sống thu hẹp so với bình thường sẽ dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh, chủ yếu gây đau cột sống lưng, hoặc đau nhức ở mông, đùi, chân (triệu chứng của đau dây thần kinh tọa).
Ngoài ra nguyên nhân gây đau cột sống còn xuất phát từ tình trạng căng cơ, giãn dây chằng, phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh hoặc stress/áp lực kéo dài.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu đau cột sống không thuyên giảm sau 1 - 2 tuần, đồng thời mức độ đau ngày càng tăng lên, đi kèm biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác hai chân, vùng lưng căng cứng, khó đứng thẳng hoặc rối loạn kiểm soát tiểu tiện, người bệnh nên chủ động đi khám ở phòng khám xương khớp uy tín.
Tại đây, bác sĩ khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra tầm vận động cột sống và kết hợp chụp XRay, CT hoặc MRI để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau.
Giải pháp nào điều trị đau cột sống?
Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh cần nghỉ ngơi và kết hợp massage tại nhà. Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và tìm hiểu rõ các tác dụng phụ của thuốc.
Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nặng và đe dọa đến khả năng vận động, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống là một trong những biện pháp tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.
Để bảo tồn cấu trúc cột sống, giảm đau tự nhiên và an toàn, y học hiện đại luôn khuyến khích người bệnh ưu tiên các phương pháp điều trị không xâm lấn.
Ngày nay, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là cách chữa bệnh xương khớp hiệu quả, được phòng khám ACC ứng dụng thành công trong suốt 16 năm qua. Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, các bác sĩ tiến hành khôi phục đốt sống bị lệch về đúng vị trí ban đầu, giải phóng rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép, từ đó chữa đau hiệu quả mà không phải dùng thuốc hay phẫu thuật.
Bên cạnh đó, ACC còn kết hợp liệu trình vật lý trị liệu - phục hồi chức năng bằng máy móc hiện đại như máy giảm áp cột sống DTS, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, giúp rút ngắn thời gian phục hồi và nâng tầm vận động tối đa.
Bác sĩ
Phòng khám ACC - Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM - SĐT: (028) 3939 3930. Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TP.HCM - SĐT: 028 38 38 39 00. Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - SĐT: 024 32 656 888. Chi nhánh 4: 112-116 đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng - SĐT: 02363878 880. Website: |