1.Tổng quan về đau cổ gáy
Đau cổ được xác định về mặt vị trí giải phẫu là đau sau cổ gáy từ đường gáy trên (là đường cong ở dưới đường cao nhất của xương chẩm) lan xuống vai đến mỏm gai đốt sống ngực, lan ra hai bên đến vùng trên gai và phía trước có thể đến vùng trên đòn, thường ít gặp hơn đau lưng.
Tuy nhiên, gần như trong chúng ta ai cũng có ít nhất một lần bị đau cổ có kèm hoặc không với đau lan xuống tay. Phần lớn các trường hợp đau cổ có thể tự giới hạn trong thời gian ngắn với điều trị nội khoa.
Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm với triệu chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tích cực hơn. Đau cổ kèm theo dấu thần kinh khu trú tiến triển (đau có yếu hay dị cảm tay hoặc chân). Đau cổ đi kèm với các triệu chứng sụt cân nhiều, nôn, sốt.
2. Phân loại đau cổ gáy
Người ta chia làm hai loại đau cổ gáy đó là cấp tính và mạn tính.
Đối với đau cổ gáy cấp: Thường do tổn thương cân cơ và dây ch̀ằng, xuất hiện do tổn thương sau chấn thương hoặc do căng dãn cơ quá mức như ngủ nằm sai tư thế, khuân vác các vật nặng.
Phần lớn các tổn thương nhỏ của cân cơ dây chằng sẽ lành trong khoảng vài ngày đến vài tuần do nguồn dinh dưỡng từ máu đến cân cơ tương đối nhiều. Có thể kết hợp điều trị với chườm nóng hoặc lạnh, vật lý trị liệu giúp giảm đau trong quá trình lành các tổn thương cân cơ.
Đối với đau cổ gáy mạn tính: Những trường hợp đau cổ kéo dài hơn 2 tuần thường đi kèm các dấu hiệu báo động như đau lan về một tay kèm theo các triệu chứng tê. Khi có nh̃ững triệu chứng biểu hiện do các tổn thương thực thể, cần phải thực hiện các cận lâm sàng chuyên biệt để chẩn đoán.
3. Nguyên nhân gây đau cổ gáy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cổ gáy trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính do cơ bị căng hay co thắt, giảm khả năng vận động đầu thường có triệu chứng đau đầu đi kèm.
Các trường hợp đau cổ lan xuống tay có đi kèm với tê và dị cảm ở tay tăng dần theo thời gian, thường liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Phần lớn các trường hợp đáp ứng với điều trị nội khoa. Thời gian điều trị nội khoa trung bình từ 6 đến 12 tuần, nếu không đáp ứng có thể xét đến chỉ định ph̃ẫu thuật.
Đau cổ xuất hiện thay đổi trong ngày: Thường xuất hiện vào sáng sớm khi thức dậy và có thể giảm dần trong ngày, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài cử động cổ, cũng có thể xuất hiện khi thay đổi thời tiết và thường liên quan đến nhóm bệnh viêm khớp xương.
Đau cổ có liên quan đến hoạt động và tư thế đầu cổ. Đau thường xuất hiện từ từ trong nhiều năm. Thường liên quan đến các hoạt động gắng sức dồn dọc trục cột sống, gặp trong nhóm bệnh lý hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ.
Đau cổ liên quan đến hoạt động vụng về của tay, đau lan xuống tay, giảm khả năng phối hợp vận động tay và chân, giảm khả năng thực hiện các động tác tinh vi, thường xuất hiện chậm và tăng dần theo thời gian. Tổn thương bệnh lý do chèn ép tủy. Điều trị nội khoa đôi khi có thể giúp giảm đau, tuy nhiên, điều trị phẫu thuật được ưu tiên khi có chèn ép tủy.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây đau cổ đó là chấn thương, viêm màng não, ung thư hoặc các khối u.
4.Những sai lầm khiến bệnh đau cổ gáy dễ tái phát
Trong quá trình điều trị, người bệnh thường mắc phải 3 sai lầm khiến bệnh dai dẳng, tái đi tái lại đó là:
Nhiều người đau cổ gáy cho đơn giản chỉ vài hôm là khỏi và không hiểu rằng những thói quen, hiểu lầm về vấn đề này dẫn đến tình trạng đau cổ gáy tái phát.
- Thói quen ngại vận động
Với những người lười vận động hoặc thường xuyên ngồi trước máy tính hay ti vi, các dây thần kinh vùng cổ bị chèn ép, hệ tuần hoàn máu kém, không đủ lượng máu cung cấp tới vai gáy ở mức cần thiết, dẫn đến thiếu máu cục bộ vùng vai gáy. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài sẽ dẫn đến chứng đau cổ gáy.
Chứng đau cổ gáy là tình trạng cơ vùng gáy co cứng gây đau, khiến vận động quay cổ, quay đầu trở nên khó khăn. Đối tượng bị chứng bệnh này phổ biến nhất là dân văn phòng với triệu chứng cứng cổ, cứng vai, cánh tay, cổ tay và đau nhức.
Nếu ít có thời gian luyện tập thể dục có thể khiến cơ bắp mệt mỏi và bị căng cứng dẫn tới đau vai gáy. Vậy nên vận động nhẹ nhàng trong những giờ giải lao chừng 30 – 40 phút để cơ thể luôn được thoải mái.
- Thói quen tự dùng thuốc giảm đau
Thấy đau cổ gáy khiến khó chịu và hạn chế vận động nhiều người đã tự dùng thuốc giảm đau. Đây là sai lầm nguy hiểm vì thuốc chỉ che lấp triệu chứng còn căn nguyên của bệnh thì vẫn vậy nên bệnh càng trầm trọng hơn. Chưa kể, tác dụng phụ của thuốc giảm đau sẽ dẫn đường cho các bệnh gan, thận có cơ hội đến nhanh hơn. Nhiều người dùng thuốc theo mách bảo thậm chí tiêm thuốc vào vai gáy dẫn đến tình trạng giảm đau tạm thời tuy nhiên bệnh dễ tái phát nhanh hơn.
- Chủ quan với đau cổ gáy
Nhiều người cho rằng đau cổ gáy là do tư thế, do thoái hóa… việc này chưa hẳn đúng vì đây có thể là một dấu hiệu sớm, cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm.
Nếu đau cổ gáy thường xuyên tái phát, âm ỉ kéo dài trên 1 tuần thì có đến 90% nguyên nhân là do bệnh lý liên quan đến xương khớp, như thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ,…thậm chí có thể là ung thư hoặc khối u nào đó. Vì vậy nếu tình trạng đau cổ gáy lặp lại nhiều lần, liên tục thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và chẩn đoán.
- Thói quen làm việc không đúng tư thế
Một trong những sai lầm chính khiến bệnh đau cổ gáy tái đi tái lại là do người bệnh không điều chỉnh tư thế vận động phù hợp, bởi đây là những thói quen hình thành từ lâu, người bệnh khó có thể điều chỉnh lại ngay.
Những tư thế vận động sai mà người bệnh hay mắc phải đó là:
- Xách đồ, khuân vác nặng: Nếu thói quen xách những túi đồ quá nặng và lệch bên sẽ làm tăng áp lực cho vùng vai gáy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cổ gáy mạn tính. Người làm việc nặng, thường xuyên phải khuân vác đồ với trọng lượng lớn trên vai sẽ khiến cho vùng cơ vai bị căng, dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy. Bởi vùng vai gáy có nhiều gân cơ và dây chằng, mang vác các đồ có trọng lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây chèn ép vùng vai, dẫn tới hiện tượng tê bì và đau nhức vùng vai gáy. Thay vào đó, nếu chỉnh được thì nên bỏ bớt các vật dụng không cần thiết ra khỏi, thỉnh thoảng massage nhẹ nhàng vùng vai gáy phải để giúp giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả.
- Ngủ gục trên bàn làm việc: Nhiều người làm việc quá sức mệt hoặc tranh thủ nghỉ trưa thường nghỉ trưa tại nơi làm việc bằng cách ngủ gục xuống bàn, ngửa cổ ra đằng sau ghế… Thói quen ngủ sai tư thế này sẽ làm căng các cơ ở vai gáy, lâu dần dẫn tới hiện tượng nhức mỏi. Đặc biệt là khi ngủ gục đầu nghiêng sang một bên khiến cơ bắp hai bên không cân xứng, cơ sau cổ căng lên, dồn trọng lực lên đốt sống cổ, lâu dài sẽ gây ra các bệnh về đau nhức cột sống, gây đau mỏi vai gáy.
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trên thực tế đau cổ gáy đa số sẽ khỏi dần với điều trị tại nhà. Nếu không khỏi, người bệnh cần đi khám bác sĩ.
Cần đi khám ngay khi bị đau cổ nặng do chấn thương, ví dụ sau tai nạn giao thông, lao động sinh hoạt. Hoặc tình trạng đau cổ gáy không duỗi được tay chân. Hoặc đau cổ gáy kèm đau đầu, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu tay chân.
Mời độc giả xem thêm video:
Trưa 29/5: Thái Lan giám sát chặt đậu mùa khỉ; Triều Tiên học cách chống dịch của Trung Quốc