Ảnh minh họa
Đau bụng dưới là gì?
Vùng bụng dưới của chị em liên quan đến nhiều cơ quan như ruột già, ruột non, đường tiết niệu, tử cung… Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở khu vực này cũng là tiếng chuông cảnh báo các vấn đề về sức khỏe chị em.
Đau bụng dưới ở phụ nữ là đau ở vùng bụng dưới rốn, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn từng cơn. Chị em thường hay bị đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng nếu hiện tượng này kéo dài lâu thì có thể liên quan tới một số căn bệnh nguy hiểm.
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới thường gặp
Viêm ruột thừa
Nếu cảm thấy đau nhói vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục bị buồn nôn và sốt, hoặc có khi tiêu chảy thì rất có khả năng bạn đang bị viêm ruột thừa. Phần ruột thừa bị viêm này sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bạn cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sớm.
Sỏi thận
Sỏi thận được hình thành từ muối và khoáng chất trong nước tiểu, lắng đọng tại thận. Bệnh này sẽ đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng, đau nhức cơ thể do viên sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng dưới rốn, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và tấn công bất niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận, gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn bên trái, đi tiểu đau, buốt và mót tiểu. Nếu không xử lý dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ thành mạn tính và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Viêm cổ tử cung
Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm cổ tử cung. Khi mắc bệnh, chị em sẽ gặp tình trạng ra nhiều huyết trắng và đau bụng dưới.
U nang buồng trứng
Đây là các khối u có chứa dịch lỏng, phát triển bất thường tại buồng trứng do sự phát triển bất thường của hormone hoặc mô trong buồng trứng tạo nên khối u. U nang buồng trứng thường sẽ kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu nhiều, đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần sớm khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
U xơ tử cung
Phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ dễ bị u xơ tử cung. Khi chúng hình thành ở thành tử cung sẽ gây chèn ép dẫn đến các cơn đau vùng bụng dưới rốn, đau lưng, kinh nguyệt không đều, bị đau khi quan hệ tình dục, khó khăn trong việc mang thai… Nếu các khối u phát triển quá mức, cần phải phẫu thuật cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe.
Tình trạng đau bụng dưới ngoài do các nguyên nhân bệnh lý trên thì cũng có thể do những tác động thường ngày như thường xuyên mang vác đồ nặng trong thời gian dài, ngồi làm việc, nằm ngủ sai tư thế, xương khớp bị lão hóa, không còn dẻo dai, vững chắc cũng dễ gây nhức mỏi, đau người, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất kích thích cũng khiến đau bụng dưới, đau xương khớp.
Biện pháp khắc phục đau bụng dưới hiệu quả cho chị em
Tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ hầu như đều liên quan đến bệnh phụ khoa. Vì vậy chị em nên vệ sinh vùng kín cẩn thận, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, nên chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH=4-6, chiết xuất từ thảo dược với công nghệ kháng khuẩn Nano bạc, giúp khử mùi hôi, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ ăn cay nóng, các món chiên xào, hạn chế rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý…
Vận động, tập luyện thể thao thường xuyên như yoga, bơi lội, đạp xe,..
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh tự sử dụng.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
Bệnh phụ khoa là một cách nói chung về các bệnh liên quan tới các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng)... Tìm hiểu thêm các bệnh phụ khoa thường gặp và biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả tại https://thegioiduocvinhgia.vn/suc-khoe-az/benh-phu-khoa Giấy XNNDQC số: 00614/2019/ATTP-XNQC Sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh |