Đau bụng dài ngày không đi khám, cụ bà vào viện khi ruột thừa đã vỡ

08-11-2024 14:54 | Y tế

SKĐS - Đau âm ỉ kéo dài 10 ngày, nghĩ bị rối loạn tiêu hóa, cụ bà 89 tuổi ở Hải Dương không đến bệnh viện khám mà âm thầm chịu đựng. Đến khi cơn đau quặn từng cơn, gia đình đưa cụ vào Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển cấp cứu và chẩn đoán áp xe ruột thừa phải phẫu thuật cấp cứu.

Theo gia đình bệnh nhân, cụ bà Nguyễn Thị Xuân, 89 tuổi ở Chí Linh – Hải Dương có biểu hiện đau bụng âm ỉ nhưng nghĩ do rối loạn tiêu hóa thông thường nên không đi khám. Chỉ đến khi bụng đau quặn từng cơn, cụ Xuân mới báo gia đình và được đưa đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị áp xe ruột thừa (ruột thừa viêm bị vỡ ra và tạo thành ổ mủ trong ổ bụng), chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Đau bụng dài ngày không đi khám, cụ bà vào viện khi ruột thừa đã vỡ- Ảnh 1.

Cụ bà 89 tuổi ở Hải Dương chủ quan với bụng đau nên khi vào viện thì ruột thừa đã vỡ, suýt mất mạng.

Quá trình phẫu thuật, ê-kíp ghi nhận ổ bụng người bệnh có rất nhiều mủ và dịch màu trắng đục do ruột thừa viêm hoại tử, đoạn cuối hồi tràng nhiều vị trí hoại tử tím đen. Với tổn thương này, các bác sĩ đã phải cắt bỏ cả khối manh tràng của người bệnh. Sau phẫu thuật 8 ngày, sức khỏe người bệnh ổn định và đã được xuất viện.

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ. Vũ Đức Thụ - Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thông thường, nếu người bệnh đến sớm thì sẽ được thực hiện phẫu thuật nội soi một cách thường quy, sau mổ từ 2-4 ngày người bệnh ra viện. Vì vậy, bác sỹ khuyến cáo người dân cần rất thận trọng với bệnh lý đau bụng đặc biệt là các triệu chứng của đau bụng khoại khoa trong đó có viêm ruột thừa.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm ruột thừaChế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm ruột thừa

SKĐS - Dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là đối với người mắc bệnh viêm ruột thừa.

Các biểu hiện nghi ngờ viêm ruột thừa:

- Biểu hiện ban đầu: đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, buồn nôn, sốt,.

- Đau bụng quặn sau khu trú điểm đau tại vùng hố chậu phải.

- Sốt nhẹ hoặc vừa.

- Nôn, buồn nôn.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Ăn không có cảm giác ngon miệng.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

5 Thói Quen Nên Làm Vào Buổi Sáng Giúp Kéo Dài Tuổi Thọ | SKĐS #shorts

Minh Lý
Ý kiến của bạn