“Dầu bẩn” và những hệ luỵ địa chính trị nguy hiểm

07-12-2015 08:14 | Quốc tế
google news

SKĐS - “Dầu bẩn” đã trở thành một nguồn lợi khổng lồ khiến cho nhiều kẻ loá mắt, bất chấp tính mạng của nhân loại để hậu thuẫn và dung túng cho IS.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận những bằng chứng cho thấy giới tinh hoa của Thổ Nhĩ Kỳ có dính líu tới việc mua dầu mỏ từ IS, song căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục gia tăng, thậm chí kéo theo những căng thẳng mới trong mối quan hệ Nga-NATO; Nga-Mỹ-phương Tây.

Đã 2 tuần sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga, đến thời điểm này, quan hệ Nga-Thổ vẫn chưa hết sóng gió. Nga đã liên tiếp công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy những hàng dài xe tải chở dầu từ các khu vực do IS kiểm soát tại Iraq và Syria tiến vào biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Nga cũng cho rằng gia đình Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoganhưởng lợi bất hợp pháp từ hoạt động buôn lậu dầu mỏ của IS tại Iraq và Syria.

Tất nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn toàn bác bỏ những cáo buộc vừa nêu. Bản thân Tổng thống Erdoganđã nói rằng ông sẽ từ chức nếu phía Nga chứng minh được những bằng chứngliên quan tới chuyện này. Chưa nói tới việcai đúng-ai sai trong câu chuyện này, nhưng có một thực tế những hoạt động liên quan đến “dầu bẩn” đang trở thành nguồn kinh doanh béo bở cho cả bên bán-và bên mua; đồng thời khơi lên những mâu thuẫn mới trong các mối quan hệ địa chính trị quốc tế.

Dầu bẩn đang đam lại lợi nhuận hàng tỷ USD cho IS

Thống kê mới nhất cho thấy, mỗi ngàyIS vận chuyển dầu mỏ sang các nước láng giềng và được bán với giá rẻ khoảng 20 USD so với mức giá 40-50USD trên thị trường. Ước tính, mỗi ngày IS kiếm được từ 1-2 triệu USD từ buôn bán dầu chợ đen. Mỗi năm IS "bỏ túi" ít nhất 365 triệu USD riêng từ dầu mỏ. Với mức giá rẻ mặt này, bản thân những kẻ mua “dầu bẩn” của IS cũng đã bỏ túi hàng trăm triệu USD/năm và đấy là lý do khiến cho rất nhiều thế lực ngầm tại Trung Đông vẫn ngấm ngầm bao che và hậu thuẫn cho IS.

Như vậy,  “dầu bẩn” đã trở thành một nguồn lợi khổng lồ khiến cho nhiều kẻ loá mắt, bất chấpđạo đức và tính mạng của nhân loại để hậu thuẫn, nuôi dưỡng và dung túng cho IS. Nhữngtranh cãi giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳcũng đã hé lộ góc khuất về những thị trường chợ đen “dầu bẩn” hoạt động bất chấp luật pháp và đạo đức quốc tế.

“Dầu bẩn” ở Trung Đông cũng đang khuấy lên những vòng xoáy mâu thuẫn chính trị mới giữa các trục quan hệ lớn. Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga đã làm nảy sinh những rắc rối mới khó giải quyết trong mối quan hệ giữa Nga và NATO.NATO không thể phớt lờ chuyện bảo vệ thành viên Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng không muốn thêm căng thẳng với Nga trong thế đối đầu sẵn có. Ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Mỹ làm ngơ trước hoạt động buôn lậu dầu mỏ vào Thổ Nhĩ Kỳ từ những khu vực ở Syria nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, sau khi Washington gọi số lượng dầu được vận chuyển là không đáng kể. Cáo buộc của Nga được đưa ra su khi hôm 4/12, Đặc phái viên Mỹ và cũng là điều phối viên các vấn đề năng lượng quốc tế Amos Hochsteinnói rằng dầu mỏ được buôn lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ từ những khu vực ở Syria do IS kiểm soát là "không đáng kể về khối lượng cũng như lợi nhuận".

"Khi giới chức Mỹ nói rằng họ không biết những kẻ khủng bố buôn lậu dầu mỏ vào Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nào... nó cho thấy ý định bao che cho những hành vi này” Bộ Ngoại giao Nga trên nêu rõ trên trang Facebook của mình.

Trong khi đó, Mỹ lại từ chối tiến hành tấn công vào các đoàn xe tải chở dầu do IS khai thác để bán lậu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Cái “lắc đầu” của Mỹ đang nới rộng khoảng cách trong việc xây dựng một Liên minh hợp nhất giữa Nga, Mỹ, phương Tây chống IS.

Dầu bẩn cũng đang gợi lên những tranh cãi mới trong quan hệ các nước lớn.

Rõ ràng, câu chuyện “dầu bẩn” đang khơi mào cho những mâu thuẫn địa chính trị mới khó bề kiểm soát tại Trung Đông. Vàsố phận hàng triệu người người dân Syria, Iraq vẫn như “ngọn đèn dầu trước gió” khi họ hàng ngày, hàng giờ phải hứng chịu khói lửa chiến tranh, nỗi đau và cận kề thời khắc “sinh ly tử biệt”.


Hồ Điệp
Ý kiến của bạn