Đặt lịch khám và thanh toán trực tuyến: động lực từ bệnh nhân, bác sĩ hay bệnh viện?

08-05-2021 06:16 | Y học 360

SKĐS - Sau khi dịch bệnh xuất hiện, chúng ta thấy rõ vai trò vô cùng quan trọng của công nghệ thông tin trong y tế. Từ các ứng dụng truy vết, khai báo y tế cho đến những hệ thống hội chẩn từ xa giữa các bệnh viện đều vận hành hết sức hiệu quả đem đến những giá trị to lớn trong giai đoạn dịch của đất nước.

Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò của chuyển đối số cũng được nâng cao hơn trong một năm qua. Trong bối cảnh tích cực của xu hướng số hoá ngành y tế, chúng ta cùng bàn luận với nhau một vấn đề cực kỳ quen thuộc khi đi khám bệnh: chờ đợi – nhưng không hạnh phúc. Trong lĩnh vực y tế, đứng từ góc nhìn người bệnh, việc xếp hàng, chờ đợi tại bệnh viện hay cơ sở y tế đã trở nên quá quen thuộc. Nó đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống dù thật sự không cần thiết.

Thực trạng từ góc độ bệnh nhân

Chờ đợi lấy số thứ tự, chờ đợi thanh toán tiền khám, chờ đợi đến lượt khám... Quá nhiều sự chờ đợi mà người bệnh phải vượt qua trước khi giải quyết vấn đề chính của mình: bệnh tật.

Áp lực bệnh tật đi kèm theo đó là áp lực của việc đi khám vô tình tạo ra khoảng cách giữa bệnh nhân, bác sĩ và bệnh viện.

image001 (3)

Chờ đợi luôn là nỗi ám ảnh

Từ góc độ bệnh viện

Ban quản lý các bệnh viện gặp không ít khó khăn trước tình trạng quá tải, đặc biệt là tại khoa khám bệnh ngoại trú. Tại các bệnh viện, hình ảnh người đến khám bệnh xếp từng hàng dài lấy số thứ tự và thanh toán tiền khám từ lâu đã không còn xa lạ.

Bên cạnh đó còn có một góc độ cần giải quyết, không phải “giảm tải” mà là “cân bằng tải”. Giải pháp cân bằng tải chính là giúp người bệnh chủ động thời gian đi khám, đặt khám và thanh toán trước khi đến bệnh viện.

Từ góc độ bác sĩ

Không chỉ bệnh nhân và bệnh viện mới phải đối mặt với khó khăn mà ngay cả các bác sĩ cũng gặp nhiều thách thức. Các bác sĩ không chỉ làm việc tại bệnh viện mà còn khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài giờ hành chính (phòng mạch tư) để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người bệnh. Với số lượng bệnh nhân đông và lịch làm việc dày đặc, việc quản lý của các bác sĩ là không hề dễ dàng. Một ví dụ từ thực tế, khi bác sĩ có ca phẫu thuật đột xuất, làm cách nào để bác sĩ thông báo ngay với hàng chục bệnh nhân đã hẹn lịch khám trước đó?

Những thực trạng trên ngành y tế đã “chẩn đoán” được từ rất lâu. Thế nhưng “điều trị” nào có hiệu quả thì vẫn còn chưa rõ ràng dù đã có rất nhiều phương pháp được thử nghiệm trên thực tế. Liệu rằng, chúng ta có thể áp dụng công nghệ thông tin như một “phương thuốc mới” để điều trị cho “căn bệnh mạn tính” này?

Giải pháp chuyển đổi số trong ngành y tế

Các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Bộ Y tế cũng ban hành quyết định 5316, trong đó nêu cao quyết tâm đến 2025 sẽ có 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; 100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.

Số hoá ngành y tế là chủ trương đúng đắn từ chính phủ và đã có những điểm sáng ban đầu. Chủ trương này tạo ra những niềm tin lớn cho các doanh nghiệp cùng chung tay phát triển các giải pháp.

Hành động từ doanh nghiệp

Hơn một năm qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực công nghệ trong y tế. Rất nhiều ứng dụng, nền tảng, hệ sinh thái ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ, bệnh viện. Trong đó có 5 mô hình nổi bật: phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS); phần mềm bệnh án điện tử (EMR); phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế xã (HCIS – Health Commune Information System); giải pháp chuyển đổi số cho cơ quan, đơn vị y tế; và đặc biệt là các nền tảng, ứng dụng tìm bác sĩ, đặt lịch khám và thanh toán tiền trực tuyến. Rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đến hàng chục tỷ cho những giải pháp của mình. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc trong việc tìm kiếm những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng – Tổng Giám đốc YouMed Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi dựa trên 3 yếu tố then chốt trong y tế là người bệnh, bác sĩ và bệnh viện để phát triển giải pháp đặt khám và thanh toán trực tuyến. Công nghệ sẽ chỉ là công nghệ nếu không bắt nguồn từ sự hiểu sâu sắc các đối tượng sử dụng. Việc hiểu này là hiểu về ngành, hiểu thực trạng, hiểu hành vi các đối tượng để từ đó phục vụ tốt nhất.

Vì lý do đó, bên cạnh đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin vững vàng kỹ năng, 35% đội ngũ của YouMed là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế phụ trách Trang tin y tế YouMed. Điều này đem đến nhiều sự thuận lợi cho chúng tôi trong việc phát triển giải pháp mà bệnh nhân, bác sĩ và bệnh viện thật sự cần”.

Động lực từ phía bệnh viện trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ. Động lực từ phía bác sĩ, nhân viên y tế trong việc tiên phong sử dụng giải pháp công nghệ để khuyến khích người bệnh dùng theo. Động lực từ phía người bệnh trong việc thay đổi thói quen cũ bằng những cách thức đi khám mới tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn và ít chờ đợi hơn. Và khi đó, có lẽ chúng ta sẽ bớt đi một nỗi sợ khi có bệnh – nỗi sợ đi khám.

 


Ý kiến của bạn