Chiều ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi để đối phó với tình hình dịch sởi trong thời gian qua.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu BCĐ tổ chức họp hàng tuần và cung cấp thông tin về tình hình dịch cho các cơ quan báo chí. Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu cần tăng cường công tác tiêm chủng và dành tối đa số lượng vắc xin sởi để tiêm chủng cho trẻ dưới 10 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (miễn phí tại Hà Nội); xây dựng các thông điệp truyền thông; tổ chức lớp tập huấn về phác đồ mới điều trị bệnh sởi cho các địa phương phía Nam; phối hợp với chuyên gia của WHO thông tin về tình hình dịch sởi trong khu vực và có khuyến cáo cho người dân…
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch sởi chiều 24/4 tại Hà Nội. Ảnh: T.Minh.
Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình hình dịch tại các địa phương, đặc biệt là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và các điểm nóng của dịch. Trong đó, chú trọng về các vấn đề như: chống nhiễm khuẩn, sàng lọc bệnh nhân, phân tuyến,…nhằm kịp thời giải quyết tháo gỡ các vấn đề còn khó khăn vướng mắc cho cơ sở.
Báo cáo tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết: những ngày gần đây Hà Nội vẫn duy trì số lượng bệnh nhân sởi điều trị tại BV ở mức cao, mặc dù có giảm nhưng không đáng kể (khoảng 700 bệnh nhân/ngày là người ở Hà Nội). Hà Nội cũng nhận định số ca tử vong do sởi có thể chưa dừng lại do những bệnh nhân nặng điều trị hàng tháng tại các BV trung ương và Hà Nội đều nguy cơ tử vong cao. Trong khi đó, chiến dịch tiêm vét văcxin sởi trên địa bàn đã hoàn thành đến 97%.
Ông Hạnh cũng cho biết, Hà Nội vẫn còn khoảng 2-5% trẻ chưa được tiêm chủng phòng sởi, nguyên nhân do người dân sợ phản ứng sau tiêm và một phần do trẻ bị ốm trong thời điểm đưa đi tiêm chủng. Ngoài ra, nhiều gia đình lại chờ trẻ đến 12 tháng tuổi mới cho tiêm dịch vụ mũi 3 trong 1.
Cũng theo ông Hạnh, việc cung ứng đủ văcxin sởi miễn phí cho trẻ dưới 10 tuổi cũng là điều đáng bàn vì số trẻ dưới 10 ở Hà Nội hiện vào khoảng 1,4 triệu.
Điều trị cho bệnh nhân sởi tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai. Ảnh: T.Minh.
Cập nhật tình hình diễn biến bệnh sởi trên cả nước, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng từ đầu năm đến ngày 24/4, đã ghi nhận 3.609 ca mắc sởi trong tổng số 10.017 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Trong đó có 25 ca tử vong được xác định do sởi trong tổng số 123 ca nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ra chỉ thị số 03/CT-BYT về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sởi và triển khai kế hoạch tiêm văcxin phòng chống dịch sởi và tiêm vét văcxin sởi.
Theo chỉ thị của Bộ trưởng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần tập trung đẩy mạnh tổ chức tiêm văcxin sởi và cập nhật tỉ lệ tiêm chủng hàng ngày. Nếu tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn thấp, phải tổ chức tăng cường thêm các điểm tiêm, số buổi tiêm để đảm bảo hết tháng 4/2014 đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 95%.
Các BV tuyến trung ương bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để phục vụ việc thu dung, điều trị bệnh nhân sởi. Hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn cho BV vệ tinh và BV tuyến dưới về khám, điều trị bệnh nhân sởi.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời văcxin, vật tư tiêm chủng sử dụng trên toàn quốc.
Các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ theo dõi sát tình hình dịch bệnh, đôn đốc việc tiêm chủng, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc khám và điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, hướng dẫn khám sàng lọc loại trừ các trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm văcxin, xử trí kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Phối hợp với các cơ quan báo chí kịp thời đưa thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của ngành y tế để người dân hiểu rõ tình hình thực tế, không hoang mang lo sợ và phối hợp tốt với ngành y tế trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Hạ Hiền
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”