Hà Nội

Danh sách 14 trạm thu phí BOT thuộc diện bị kiểm tra, giám sát năm 2024

20-04-2024 11:08 | Xã hội
google news

SKĐS - Các trạm thu phí thuộc diện bị kiểm tra, giám sát trong năm 2024 đều thuộc các khu quản lý đường bộ và đều do Cục Đường bộ quản lý.

Các trạm thu phí cao tốc linh hoạt xả trạm nếu ùn tắc dịp 30/4 - 1/5Các trạm thu phí cao tốc linh hoạt xả trạm nếu ùn tắc dịp 30/4 - 1/5

SKĐS - Để giao thông thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5, các trạm thu phí cao tốc cần lên kế hoạch, sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố TNGT hay ùn tắc kéo dài.

Thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị này vừa có Quyết định số 1995/QĐ – CĐBVN Về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

Theo đó, sẽ có tổng cộng 14 trạm thu phí nằm trong Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 của Cục Đường bộ Việt Nam, bao gồm: Trạm thu phí cầu Hạc Trì, trạm thu phí Phả Lại tại Km23+980 Quốc lộ 18, trạm thu phí Đại Yên tại Km97+050 Quốc lộ 18, các trạm thu phí dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, trạm thu phí Km152+080 Quốc lộ 1 (thuộc Khu quản lý đường bộ I); trạm thu phí Quán Hàu tại Km671 Quốc lộ 1 (thuộc Khu quản lý đường bộ II); trạm thu phí Km1425+200 Quốc lộ 1, trạm thu phí Km1807+500 đường Hồ Chí Minh.

Ngoài ra còn có trạm thu phí Km0+700 hầm Cù Mông (thuộc Khu quản lý đường bộ III); trạm thu phí Cai Lậy, Km1999+300 Quốc lộ 1; trạm thu phí T1 tại Km16+905, Quốc lộ 91, trạm thu phí Km2171+200 Quốc lộ 1, trạm thu phí cầu Rạch Miễu tại Km7+500 Quốc lộ 60, trạm thu phí Cần Thơ – Phụng Hiệp tại Km2079+535 Quốc lộ 1 (thuộc Khu quản lý đường bộ IV).

Danh sách 14 trạm thu phí BOT thuộc diện bị kiểm tra, giám sát năm 2024- Ảnh 2.

Trong danh sách 14 trạm thu phí sẽ bị kiểm tra, giám sát trong năm 2024 không có trạm nào thuộc công ty thu phí tự động ETC, toàn bộ đều là các trạm do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Khu Quản lý đường bộ căn cứ Kế hoạch này ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng đề cương kiểm tra, giám sát; tổ chức thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch; báo cáo lịch kiểm tra, giám sát về Cục Đường bộ Việt Nam (qua Phòng Pháp chế - Thanh tra) 10 ngày trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát.

Trong thời gian 7 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra, giám sát tại đơn vị yêu cầu các Khu Quản lý đường bộ ban hành Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát gửi về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề xuất các giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Theo đó, ước tính nhu cầu nguồn vốn nhà nước cần bố trí để xử lý 8 dự án BOT giao thông thua lỗ vào khoảng 10.650 tỷ đồng.

Xem thêm video được quan tâm:

Thở phào vì 'xóa sổ' bus nhanh BRT, người dân vẫn lo lắng về tiến độ đường sắt trên cao.


Thành Long
Ý kiến của bạn