Dành dành núi chữa nôn mửa

06-08-2009 08:05 | Y học cổ truyền
google news

Dành dành núi (Gardenia stenophylla Merr.) thuộc họ cà phê (Rubiaceac), tên khác là thủy hoàng chi,

 Hoa dành dành núi.
Dành dành núi (Gardenia stenophylla Merr.) thuộc họ cà phê (Rubiaceac), tên khác là thủy hoàng chi, thường mọc ven bờ suối hoặc chân đồi giáp với ruộng nước. Bộ phận dùng làm thuốc của dành dành núi là quả, thu hái khi chín vào tháng 7-9, ngắt bỏ cuống, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Khi dùng ngâm quả vào nước sôi hoặc đem đồ khoảng nửa giờ rồi bóc vỏ lấy nhân. Nhân có thể để sống có tác dụng thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm máu. Nhiều người cho rằng dành dành núi có tác dụng tốt hơn dành dành.

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, dành dành núi được dùng với tên thuốc là sơn chi tử. Dược liệu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa tinh hoàn sưng đau: Sơn chi tử (sao đen) 30g, tiểu hồi (sao với muối) 30g, hạt quýt (sao với giấm) 30g, hạt vải 30g, ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g, thanh bì (sao với dầu vừng) 18g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 6g với rượu vào lúc đói. Nếu không uống được  rượu, lấy 10 sợi cỏ tím sắc với nước, thêm ít muối rang làm thang mà uống.

Chữa nôn mửa: Sơn chi tử (sao) 10g, trần bì 10g, tinh tre 10g, gừng sống 5g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày.

Chữa đái ít, đái buốt, đái rắt: Sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa vết sẹo trên mặt: Sơn chi tử và hạt bạch tật lê lượng bằng nhau tán nhỏ hòa với giấm. Lấy bông sạch thấm thuốc, bôi vào ban đêm, sáng hôm sau rửa mặt, làm liên tục vài ngày.

Chữa ho ra máu, thổ huyết: Sơn chi tử (sao), hoa hoè (sao), sắn dây mỗi vị 20g. Sắc nước hòa thêm ít muối uống.           

DS. Đỗ Huy Bích


Ý kiến của bạn